Hết hàng
Tiết kiệm 33%

HẠT GIỐNG NGẢI GIẤM - 100 HẠT

20.000 ₫ 30.000 ₫
4.33 100
Cây ngải giấm hay còn được gọi là ngải thơm, thanh hao lá hẹp, thanh cao rồng với danh pháp khoa học Artemisia dracunculus, là một loại thảo mộc chuyên dùng cho các món nướng, và là thành phần chính cho món sốt Bearnaise (loại sốt truyền thống của món bò bít tết). Hạt giống cây ngải giấm được nhập ngoại và đưa vào Việt Nam không lâu nhưng đã được nhiều người yêu thích.
  • Hotline: 0988 716 472
  • Ship hàng toàn quốc
  • Thanh toán khi nhận hàng


HẠT GIỐNG NGẢI GIẤM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HẠT GIỐNG NGẢI GIẤM


- Cây ngải giấm hay còn được gọi là ngải thơm, thanh hao lá hẹp, thanh cao rồng với danh pháp khoa học Artemisia dracunculus, là một loại thảo mộc chuyên dùng cho các món nướng, và là thành phần chính cho món sốt Bearnaise (loại sốt truyền thống của món bò bít tết). Hạt giống cây ngải giấm được nhập ngoại và đưa vào Việt Nam không lâu nhưng đã được nhiều người yêu thích.

-Lá ngải giấm là một loại gia vị thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Á vùng Siberia là một trong các loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Pháp và các nước phương Tây. Ngải giấm là một loại gia vị mạnh có tính chất dược thảo như hỗ trợ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, ngăn ngừa chứng đầy hơi, nó cũng là một chất khử trùng tự nhiên rất hữu ích đối với chứng đau họng và viêm khoang miệng. Đã có thời kỳ người Hy Lạp nhai lá ngải giấm để làm giảm đau răng, ngoài ra ngãi giấm được sử dụng làm hương liêu sản xuất nước giải khát có gas và ứng dụng trong  

- Ngải giấm, có tên khoa học là Tarragon. Ngải giấm là một loại gia vị nhưng mùi hương dễ bay.

- Thành phần của ngải giấm Tinh dầu (pinen, long não, limonene, methyl chavicol = estragole; ocimene, myrcene, phellandrene) ,Glycosides (quercetin; patuletin) ,Favonoid , Coumarin , Isocoumarins (Arte Midin; Artemidinol) ,Tannin, Chất đắng, Natri

- Ngải giấm được dung từ xưa bởi dân vùng Địa Trung Hải hay lấy ngải giấm ra chế thuốc trị bệnh biếng ăn, vì bản thân ngải giấm rất hợp với các kiểu giấm chua là thứ có lắm axit, dễ kích thích tiêu hóa, giúp kẻ chán chường ăn được nhiều hơn. Ngải giấm và giấm là hai loại gia vị thường được dùng chung, nên ta có thể dùng giấm ngâm ngải giấm để có “giấm thơm” như cách ta ngâm rosemary vào dầu ô-liu.

- Lá ngải giấm là một loại gia vị thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Á vùng Siberia là một trong các loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Pháp và các nước phương Tây.

- Ngải giấm là một loại gia vị mạnh có tính chất dược thảo như hỗ trợ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, ngăn ngừa chứng đầy hơi, nó cũng là một chất khử trùng tự nhiên rất hữu ích đối với chứng đau họng và viêm khoang miệng.

- Đã có thời kỳ người Hy Lạp nhai lá ngải giấm để làm giảm đau răng, ngoài ra ngãi giấm được sử dụng làm hương liêu sản xuất nước giải khát có gas và ứng dụng trong y học.

- Đặc điểm: Lá cây màu xanh, lá cây hẹp, màu xanh nhạt, hoa màu xám. Ngải Giấm có vị hơi cay xen lẫn một chút đắng, mùi thơm của bạc hà và cần tây phù hợp sử dụng tươi trong món salad hoặc làm thảo dược.

 HẠT GIỐNG NGẢI GIẤM - 100 HẠT

Ngải giấm được dung từ xưa bởi dân vùng Địa Trung Hải hay lấy ngải giấm ra chế thuốc trị bệnh biếng ăn


CÔNG DỤNG CỦA HẠT GIỐNG NGẢI GIẤM


- Một số công dụng của ngải giấm như trừ giun, khai vị, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá. Lợi tiểu, điều kinh, an thần (gây ngủ), hạ sốt. Trị sưng viêm, đau răng và loét. Rễ được dùng trị sâu răng. Trị các vết cắn, vết đốt của động vật có độc. Ngoài ra ngãi giấm được sử dụng làm hương liêu sản xuất nước giải khát có gas và ứng dụng trong y học. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên dùng sản phẩm này.

- Món giấm ngải giấm được chế biến thay cho giấm thường, món ăn sẽ “Tây hóa”, đặc biệt nếu dùng nó để làm dầu giấm trộn salad sẽ rất tuyệt. Giấm ngải giấm nhẹ nhàng, hợp với những ai không thích mùi rau thơm nồng (ví dụ salad có ngò tây hay húng tây sẽ hơi nồng), và không có hành hoặc chưa đủ tự tin để dùng hành nấu ăn.

-  Đặc biệt Ngải Giấm có tác dụng điều hòa insulin, giảm lượng đường trong máu, làm sạch máu, điều trị nhức đầu và chóng mắt, ngài giấm được sử dụng như thuốc an thần nhẹ. Loại thảo mộc này có thể chữa rắn độc cắn, hoặc điệu trị chứng mất ngủ.

- Ngải giấm có nhiều tác dụng như : Kích thích sự thèm ăn, giúp điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, có tác dụng như một liều thuốc an thần nhẹ, giúp dễ ngủ hơn

- Khi sấy khô tarragon, tinh dầu bị mất đi. Vì lý do này tarragon tươi có mùi vị đậm đà hơn so với dạng khô.

- Để giữ lại hương vị ngon nhất của tarragon trong quá trình bảo quản, hãy giữ lạnh toàn bộ nhánh cây trong túi đựng kín khí và sử dụng từ 3 đến 5 tháng. Bạn sẽ không cần rã đông chúng trước khi sử dụng.

- Ngải giấm có một hương vị thơm, cay và một chút đắng xen lẫn mùi của bạc hà và cần tây. Gia vị này rất phổ biến trong các món ăn Pháp, trong khi ở Ý nó là đặc trưng của một số công thức nấu ăn Tuscan. – Ngải giấm thường dùng làm salad, súp, trứng tráng, các món pho mát mềm. Rất phù hợp làm gia vị cho thịt cừu, thịt hầm, cá sốt hoặc các món nộm rau. – Để sử dụng lá ngải giấm một cách hiệu quả và tốt nhất, bạn sử dụng nó một cách điều độ trong ăn uống không nên dùng với số lượng nhiều. Để phát huy tốt hương vị và mùi thơm đặc trưng của ngải giấm, bạn nên thêm vào cuối giai đoạn nấu ăn để đạt được kết quả như mong muốn.

 

MÓN ĂN NGON TỪ HẠT GIỐNG NGẢI GIẤM

Ngải giấm rất thích hợp cho thịt, cá, hải sản, lalad, nước sốt và rau quả khác nhau như khoai tây, cà chua , măng tây và hành tây. Ngải giấm  dùng làm salát, súp, trứng tráng, các món pho mát mềm. Rất phù hợp làm gia vị cho thịt cừu, thịt hầm, cá sốt hoặc các món nộm rau. Đặc biệt dùng làm giấm thì tuyệt hảo vì nó có mùi vị đặc trưng, thơm ngon, quyến rũ, thậm chí để 2-3 tuần vẫn còn mùi thơm.

HẠT GIỐNG NGẢI GIẤM - 100 HẠT
Ngải giấm là một loại gia vị mạnh có tính chất dược thảo như hỗ trợ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn



KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG HẠT GIỐNG NGẢI GIẤM




1. Chuẩn bị gieo hạt giống ngải giấm

- Ngải giấm phát triển tốt ở nơi đất khô, đất thoát nước tốt và nhiều nắng. Giống thảo dược này chủ yếu được sử dụng để điều trị rối loạn dạ dày và cũng hoạt động như một chất gây mê nhẹ và an thần.

- Chuẩn bị đất trồng: Đất cần thoát nước tốt, và loại đất nhất là đất cát, không giữ độ ẩm lâu dài. Thêm một số phân hữu cơ trước khi trồng. Đất sạch giàu dinh dưỡng trộn cùng vỏ trấu hoặc xơ dừa, mụn xơ dừa, đã hoai mục, phân gà, phân bò... Thông thường tỷ lệ phổ biến như sau: Đất sạch - vỏ trấu, xơ dừa, phân gà, bò theo tỷ lệ 7 : 3. Giá thể gieo hạt là hỗn hợp giữa đất mùn và các chất hữu cơ tơi xốp như trấu hun, sơ dừa, mùn cưa, phân trùn quế ( phân giun đất)… nhưng phải đảm bảo được sự giữ ẩm trong đất lâu dài.

- Ngâm quả hạt giống ngải giấm trong nước 2 sôi 3 lạnh 8 giờ, đem hạt giống ngải giấm  ủ trong giấy hoặc khăn ẩm cho đến khi hạt giống ngải giấm nẩy mầm đem hạt giống ngải giấm ra gieo lên đất hoặc chậu, khi cây cao từ 10 - 15 cm thì đem trồng.

2. Quá trình gieo trồng hạt giống ngải giấm

- Gieo hạt giống ngải giấm tarragon lên bề mặt phẳng sau đó phủ một lớp đất thật mỏng, giữ nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C để hạt nảy mầm.

- Lưu ý cần cách xa ánh sáng mặt trời trước khi hạt giống ngải giấm nảy mầm.

3. Chăm sóc hạt giống ngải giấm

- Vào mùa đông, cây sẽ ngủ đông, dùng rơm mùn phủ lên đất để bảo vệ cây. Khi mùa xuân đến, cây bắt đầu một mùa phát triển mới, bón them phân cho cây.

- Ngải giấm không cần phải tỉa nhiều, nếu muốn nên ngắt hoa để khuyến khích tăng trưởng lá. Luôn giữ cây cao khoảng 60cm (nếu cao hơn cây sẽ bị gãy).

- Ngải giấm có hương vị tốt nhất khi sử dụng tươi vào mùa hè

- Ngải giấm có thể bị ảnh hưởng bởi nấm mốc và sự phát triển của nấm. Nếu vậy, hãy loại bỏ những phần bị bệnh. Thối rễ cũng là một vấn đề, do đó, không để cây bị úng nước.

 

BACK TO TOP