HẠT GIỐNG CỎ MỰC NHỌ NỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG CỎ MỰC NHỌ NỒI
- Cỏ mực, tên khoa học Eclipta prostrata, là loài cây được sử dụng để điều chế các bài thuốc truyền thống ở các nước châu Á cũng như bài thuốc cổ truyền Ấn Độ chuyên trị các bệnh liên quan đến gan. Đây là một loài cây họ hoa hướng dương và cũng được biết đến như một loài cây họ cúc. (Asteraceae) Cỏ mực là loài thân thảo, thân tròn màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng, cao độ 40 cm. Lá mọc đối hình mác. Cụm hoa màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.
- Cây cỏ nhọ nồi, còn có tên là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), họ Cúc (Asteraceae) là loài thân thảo, thân tròn màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng, cao độ 40 cm. Lá mọc đối hình mác. Cụm hoa màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.
Cỏ nhọ nồi tên khác cây cỏ mực, hạn liên thảo, mặc hán liên. Cỏ nhọ nồi tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận... dùng tươi hoặc sấy khô.
- Ở Việt Nam cỏ nhọ nồi phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500 m.
- Cỏ mực, hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, là một loài cây thần kỳ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể.
- Cây cỏ mực là cây mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng, lá mọc đối và có lông ở hai mặt, lá dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng, ở ké lá hoặc đầu cành lá bắc thon dài 5 - 6mm, và cũng có lông. Cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương vào hai kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm và chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.
Cỏ mực, hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, là một loài cây thần kỳ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể.
CÔNG DỤNG CỦA CỎ MỰC NHỌ NỒI
- Trước đây, khoa học cho rằng cây cỏ mực (nhọ nồi) không đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vài nghiên cứu được đăng gần đây đã chỉ ra nhiều lợi ích tiềm ẩn của cỏ mực.
- Từ lâu, các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ đã công nhận những lợi ích của cây cỏ mực đối với gan và chỉ ra khả năng chữa các bệnh về gan như vàng da, viêm gan và góp phần giúp gan tiêu trừ độc tố của loại cỏ này.
- Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây. Có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô. Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, cắt lấy bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô. Tùy theo yêu cầu có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc.
- Các nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu trong ống nghiệm và thử nghiệm trên động vật, đều khẳng định rằng cây nhọ nồi có chức năng bảo vệ gan tốt. Nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cũng chứng minh rằng tác dụng bảo vệ gan của cỏ mực. Các nhà nghiên cứu đã tiêm chất độc cho gan (CCL4) vào chuột, sau đó cho một số con ăn chiết xuất lá cỏ mực và kết quả cho thấy khả năng tử vong giảm đi đáng kể, từ 77% xuống còn 22%.
- Một trong các lợi ích của cỏ mực mà người xưa thường dùng chính là dùng để chống nhiễm trùng.
- Nghiên cứu gần đây cho thấy lợi ích này của cây nhọ nồi là có cơ sở khoa học. Bằng chứng là một nghiên cứu đăng năm 2011 đã điều tra về tác dụng của các loài thực vật trong việc chống nhiễm trùng, bao gồm cây cỏ mực.
- Cây cỏ mực được chứng minh là có tác dụng chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm các loại vi khuẩn bình thường và cả loại vi khuẩn nguy hiểm như tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn E.coli.
- Cỏ mực tươi thường được dùng để trị đau răng trong các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ. Một vài nghiên cứu khác đã phân tích sâu hơn về tác dụng giảm đau “thần kỳ” của loài cây này. Các thí nghiệm về giảm đau khác nhau trên chuột cho thấy cỏ mực có tác dụng giảm đau tương đương với thuốc giảm đau codeine và aspirin.
- Cỏ nhọ nồi chứa tinh dầu, tanin, chất đắng, alcaloid, các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, α terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C.
- Theo Y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có tác dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm bổ thận. Dùng trị các chứng xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, băng huyết, ngoài ra cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, lá nhọ nồi hạ sốt, …
- Liều dùng, ngày 6 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán, dùng tươi, lượng 50 – 100g, vò lấy dịch uống.
Người đại tiện lỏng, tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Cây cỏ mực được chứng minh là có tác dụng chống lại 9 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm các loại vi khuẩn bình thường và cả loại vi khuẩn nguy hiểm như tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn E.coli.
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG CỎ MỰC NHỌ NỒI
1. Chuẩn bị gieo hạt giống cỏ mực nhọ nồi
- Chuẩn bị một chậu đất cần làm nhỏ, dọn sạch cỏ dại và được xử lý trước khi gieo hạt giống cỏ mực nhọ nồi. Sau khi xong tiến hành gieo hạt giống cỏ mực nhọ nồi lên bề mặt, phủ một lớp đất cực mỏng chỉ đủ cho hạt giống cỏ mực nhọ nồi dính vào đất. Sau đó dùng bình phun sương tưới giữ ẩm hàng ngày, để khay ươm ở nơi có ánh sáng nhẹ. Sau 7 - 10 hôm hạt giống cỏ mực nhọ nồi bắt đầu nảy mầm, khi hạt bắt đầu chồi khỏi mặt đất thì để chậu ươm ra nơi có ánh sáng mạnh hơn để cây phát triển.
- Cỏ mực Nhọ nồi được nhân giống bằng hạt. Hạt giống cỏ mực nhọ nồi chín rải rác vào mùa hè và thu, vì vậy hạt chín đến đâu thu hoạch đến đó, đem phơi khô rồi bảo quản đến mùa xuân năm sau thì gieo. Hạt giống cỏ mực nhọ nồi rất nhỏ nhưng tỷ lệ nảy mầm cao. Thường áp dụng cách gieo hạt giống cỏ mực nhọ nồi trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng.
- Chuẩn bị một chậu đất cần làm nhỏ, dọn sạch cỏ dại và được xử lý trước khi gieo hạt giống cỏ mực nhọ nồi. Sau khi xong tiến hành gieo hạt giống cỏ mực nhọ nồi lên bề mặt, phủ một lớp đất cực mỏng chỉ đủ cho hạt dính vào đất. Sau đó dùng bình phun sương tưới giữ ẩm hàng ngày, để khay ươm ở nơi có ánh sáng nhẹ.
2. Quá trình gieo trồng hạt giống cỏ mực nhọ nồi
- Đất vườn ươm và đất trồng cần làm thật tơi nhỏ. Nên bón phân lót 10 – 15 tấn phân chuồng hoai / ha, lên luống như luống cải rồi trồng với khoảng cách 20x 10cm, hay 20 x15cm.
- Sau 7 – 10 hôm hạt giống cỏ mực bắt đầu nảy mầm, khi hạt giống cỏ mực nhọ nồi bắt đầu chồi khỏi mặt đất thì để chậu ươm ra nơi có ánh sáng mạnh hơn để cây phát triển.
- Sau đó bứng cây đem trồng đại trà. Đất cày xới thật tơi nhỏ, bón lót bằng phân chuồng hoai mục rồi đánh luống như trồng rau cải. Trồng cây cách cây 10-20cm. Cần thường xuyên làm cỏ và tưới ẩm.
3. Chăm sóc hạt giống cỏ mực nhọ nồi
- Sau khi cây bén rễ, có thể dùng nước phân, nước giải, hoặc đạm pha loãng định kỳ cách 20 ngày tưới thúc 1 lần.
- Cỏ mực Nhọ nồi không có sâu bệnh, nhưng cần chú ý làm cỏ và giữ ẩm. Cây có thể trồng trong điều kiện che bóng một phần.
Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô Khi dùng, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, cắt đoạn 3 – 5cm, rồi sao qua hoặc sao cháy. Nếu sao cháy, dùng lửa to sao nhanh đến khi bên ngoài cây có màu đen thì phun ít nươc để trừ hoa độc. Để nguội.