HẠT GIỒNG CẢI CẦU VỒNG
- Nếu bạn muốn tìm một loại cải vừa đẹp mắt vừa mang lại nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể thì Cải cầu vồng là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn, Hạt giống cải cầu vòng thực sự là một trong những thủ khoa thực vật với danh sách đặc biệt ấn tượng các chất dinh dưỡng cho sức khỏe.
- Hạt giống Cải cầu vồng có lá màu xanh tươi sáng và thân mang nhiều màu sắc bắt mắt gây sự chú ý mạnh mẽ đối với những ai nhìn thấy chúng.
- Nguồn gốc của cây cải cầu vồng bắt nguồn từ các nước phương Tây. Ngoài ra, loại cải này còn được gọi là cải Thụy Sỹ, Cải cầu vồng Thụy Sỹ nhưng lại không có nguồn gốc từ Thụy Sỹ, nhưng nhà thực vật học Thụy Sĩ, Koch xác định tên khoa học của cây này trong thế kỷ 19 và kể từ đó, tên của nó đã được gắn thêm địa danh Thụy Sỹ. Theo tìm hiểu quê hương thật sự của nó nằm ở phía nam Địa Trung Hải. Thực tế, các nhà triết học Hy Lạp, Aristotle đã viết về cải cầu vồng từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, nên không ngạc nhiên khi những người Hy Lạp cổ đại, và sau đó là người La Mã đã biết được những tính năng của cải cầu vồng. Cải cầu vồng là tên thường dùng từ một loại rau Địa Trung Hải – rau cađông – một loại cần tây thân dày giống như cải cầu vồng. Người Pháp hơi lẫn lộn hai 2 loại này gọi cả 2 là “Carde”.
Lá cây cải cầu vồng nhăn nhưng bề mặt lá khá mịn màng
- Cây cải cầu vồng không khác nhiều so với những loại cải khác. Lá cây cải cầu vồng nhăn nhưng bề mặt lá khá mịn màng. Cây thân thảo, lá mọc so le. Các đường gân lá nối với thân nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, cam, vàng, trắng vv… Có thể dùng cải cầu vồng trong nhiều món ăn.
- Hạt giống Cải cầu vồng có chứa nhiều vitamin K, A, E, và natri, magiê, kali và sắt. Gốc Mangold có chứa một lượng lớn đường, cuống lá và lá mọng nước.
CÔNG DỤNG CỦA CẢI CẦU VỒNG
- Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cải cầu vồng có chứa ít nhất 13 chất chống oxy hóa polyphenol khác nhau, bao gồm cả kaempferol, flavonoid bảo vệ tim mạch – cũng được tìm thấy trong bông cải xanh, cải xoăn, dâu tây và các loại thực phẩm khác. Trong thân của cải cầu vồng màu đỏ – tím và các đường gân trên lá, các nhà khoa học đã xác định được ít nhất 9 chất màu betacyanin bao gồm: betanin, isobetanin, betanidin, và isobetanidin. Trong thân màu vàng của cải cầu vồng và gân lá, ít nhất 19 chất betaxanthin được xác định bao gồm: histamine-betaxanthin, alanine-betaxanthin, tyramine-betaxanthin, và 3-methoxytyramine-betaxanthin.
- Vì vậy Cải cầu vồng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Mỗi màu sắc của thân cây lại mang đến một loại vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau vì thế cải cầu vồng được ví như một loại thực phẩm siêu dinh dưỡng, thường dùng ch bé ăn dặm rất tốt.
- Bảo vệ đôi mắt: Cải cầu vồng chứa rất nhiều vitamin A vì thế rất tốt cho mắt.
- Kiểm soát tiểu đường: Các acid syringic trong loại rau này giúp cân bằng lượng đường trong máu, nhờ đó giảm các biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường.
- Cải thiện tình trạng thiếu máu: Cải cầu vồng chứa hàm lượng sắt cao, bổ sung rau cải cầu vồng vào thực đơn, bạn sẽ cải thiện được tình trạng thiếu máu một cách đáng kể.
- Giúp xương chắc khỏe: Rau cải cầu vồng rất giàu canxi và vitamin K, cả hai đều là những loại dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của xương.
cau-vong Cải cầu vồng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe
Hạt giống Cải cầu vồng có chứa nhiều vitamin K, A, E, và natri, magiê, kali và sắt
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỪNG BƯỚC TRỒNG HẠT GIỐNG CẢI CẦU VỒNG
1.Cách chọn hạt giống: Các bạn chọn loại hạt chắc, đều hạt để có tỷ lệ nảy mầm cao nhất.
2.Kỹ thuật trồng cây cải 7 sắc cầu vồng:
- Đất trồng: Các loại đất chua sẽ không thích hợp để trồng cải cầu vồng, vì đất chua sẽ làm cho cây còi cọc và chậm phát triển. Vì vậy trước khi trồng, bạn phải khử chua cho đất bằng cách rắc vôi bột và phơi đất. Đất trồng cần thoát nước tốt và có khả năng giữ độ ẩm cao để cây phát triển.
- Gieo hạt cải cầu vồng: Gieo hạt giống cải cầu vồng đã ngâm vào từng ô, mỗi ô một hạt và gieo sâu khoảng 1,5cm. Gieo xong cần phun nước làm ẩm bề mặt trên giá thể trồng và để chúng tại nơi thoáng mát. Nếu thời tiết thuận lợi thì chỉ 1 tuần là hạt giống nảy mầm hết
- Quá trình trồng: Khi cây cải con đạt chiều cao khoảng 10cm và bắt đầu ra nhiều lá, di chuyển chúng ra nơi có diện tích đất rộng hơn cây cải sinh trưởng và phát triển được tốt nhất. Trước khi trồng xuống đất mới, bạn cần bón lót một chút phân bón hữu cơ để cây mau bén rễ.
3.Cách chăm sóc hạt giống cải cầu vồng:
- Hạt giống Cải cầu vồng rất ưa độ ẩm vì thế bạn cần phải cấp nước thường xuyên để phát triển, nhất là vào mùa hè.
- Tưới nước thường xuyên và định kỳ bón thêm các loại phân hữu cơ, làm cỏ và tiêu diệt sâu bệnh.
- Khi cây đạt chiều cao khoảng 20cm bắt đầu tiến hành tỉa thưa cho chúng. Vì thế khi trồng nên trồng cây cách cây khoảng 20 - 30cm để tán lá có thể phát triển. Cải cầu vồng ưa sáng, vì vậy khi trồng nên chọn nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
- Sau 60-65 ngày gieo hạt, bạn có thể thu hoạch cây cải cầu vồng đầu tiên. Hoặc bạn cũng có thể thu hoạch bất cứ lúc nào cảm thấy có thể ăn được.