Hết hàng
Tiết kiệm 33%

HẠT GIỐNG BÀI HƯƠNG - 20 HẠT

20.000 ₫ 30.000 ₫
4.63 100
Cây Bài Hương có nhiều tên khác Cát cánh lan, Hương lâu, Huệ rừng, Hương lâu, Xương quạt, Cây bả chuột, Lâm nữ. Tên khoa học là Hyssopus officinalis.
  • Hotline: 0988 716 472
  • Ship hàng toàn quốc
  • Thanh toán khi nhận hàng

HẠT GIỐNG BÀI HƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG BÀI HƯƠNG


 

- Cây Bài Hương có nhiều tên khác Cát cánh lan, Hương lâu, Huệ rừng, Hương lâu, Xương quạt, Cây bả chuột, Lâm nữ. Tên khoa học là Hyssopus officinalis.

- Cây bài hương thuộc họ Thích diệp thụ/ Lan nhật quang (danh pháp khoa học: Xanthorrhoeaceae/ Asphodelaceae)

- Cây hương bài thuộc họ hành, tỏi; rễ dùng làm hương đốt trong các ngày lễ, tết; có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất hương liệu thơm. Tuy nhiên, đây là cây có độc tố không dùng làm thuốc uống nhưng có thể dùng đắp lên mụn nhọt chưa vỡ. Ở Việt Nam, cây hương bài được phân bố khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam và được trồng tập trung ở các tỉnh phía bắc.

- Bài hương  là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh thành ở nước ta. Thảo dược này thường được dùng để làm hương thắp (nhang) hoặc được sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa và ghẻ ngoài da.

- Bài hương là loài thực vật thân cỏ sống dai, chiều cao trung bình từ 40 – 50cm, thân rễ mọc ngang. Lá mọc ôm lấy thân cây, thường mọc so le, phiến dài, lá đơn và mép nguyên. Lá rộng 1.5 – 3.5cm, dài 40 – 70cm, thường không có cuống.

- Hoa mọc thành cụm, dài 10 – 20cm, màu hơi tím nhạt hoặc có màu vàng nhạt. Quả mọng màu xanh đen hoặc đỏ sẫm. Quả có đường kính từ 8 – 9mm bên trong chứa từ 1 – 3 hạt có hình trứng.

 HẠT GIỐNG BÀI HƯƠNG - 20 HẠT

Cây Bài Hương có nhiều tên khác Cát cánh lan, Hương lâu, Huệ rừng, Hương lâu, Xương quạt, Cây bả chuột, Lâm nữ. Tên khoa học là Hyssopus officinalis

 


CÔNG DỤNG CỦA BÀI HƯƠNG


 

- Các chất trong cây bài hương có thể ảnh hưởng đến tim và có thể làm tăng bài tiết trong phổi. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu, lưu thông không tốt, HIV/AIDS và rối loạn kinh nguyệt.

- Một số người sử dụng cây bài hương pha nước tắm để cơ thể ra mồ hôi và thoa lên da để điều trị dị ứng da, bỏng, bầm tím và tê cóng.

- Rễ hương bài được sử dụng để chưng cất lấy tinh dầu thơm, tinh dầu được dùng để làm nước hoa, kem dưỡng, xà phòng, bột,…

- Rễ dược liệu được sử dụng để nấu nước gội đầu giúp mượt tóc, thơm tóc. Ngoài ra với mùi thơm tự nhiên, hương bài còn có tác dụng đuổi gián, sâu bọ sống bên trong tủ quần áo và tủ sách.

- Lá hương bài được giã nát và đắp lên da để trị mụn nhọt.

- Một số nơi dùng thảo dược này để đốt thay trầm hương. Hương bài có mùi thơm nhẹ giúp tạo cảm giác nhẹ người và thư giãn.

- Ở Ấn Độ, nhân dân sử dụng rễ hãm uống để chữa các bệnh về tiêu hóa và cảm sốt. Ngoài ra rễ cây hương bài còn được tán bột, đắp ngoài chữa các bệnh về gan và sốt cao. Tuy nhiên dược liệu này chứa độc tố cao nên hiện nay cách chữa này ít được áp dụng.

 

HẠT GIỐNG BÀI HƯƠNG - 20 HẠT
Bài hương là loài thực vật thân cỏ sống dai, chiều cao trung bình từ 40 – 50cm, thân rễ mọc ngang

 


KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG BÀI HƯƠNG


 

1. Chuẩn bị gieo hạt giống bài hương

- Ngâm quả hạt giống bài hương trong nước 2 sôi 3 lạnh 48 giờ, đem quả ra xát sạch vỏ lấy hạt giống bài hương ủ, hàng ngày rửa chua một lần, ủ đến khi hạt giống bài hương nẩy mầm đem hạt giống bài hương ra gieo lên luống, khi cây cao từ 20 - 25 cm thì đem trồng (Phương pháp này ít làm vì tốn công và nhiều thời gian).

- Chuẩn bị đất trộn và dụng cụ trồng để chuẩn bị gieo hạt,

- Chuẩn bị dụng cụ trồng như chậu nhỏ (hoặc chậu to nếu sau này không muốn thay chậu nữa) hoặc khay ươm nếu gieo số lượng nhiều. Nên uơm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí đô ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng...

- Chọn đất tơi xốp, độ phì cao, giàu dinh dưỡng, pH trong khoảng 6-7. Đất bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, hân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

- Đất sạch giàu dinh dưỡng trộn cùng vỏ trấu hoặc xơ dừa, mụn xơ dừa, đã hoai mục, phân gà, phân bò... Thông thường tỷ lệ phổ biến như sau: Đất sạch - vỏ trấu, xơ dừa, phân gà, bò theo tỷ lệ 7 : 3. Giá thể gieo hạt là hỗn hợp giữa đất mùn và các chất hữu cơ tơi xốp như trấu hun, sơ dừa, mùn cưa, phân trùn quế ( phân giun đất)… nhưng phải đảm bảo được sự giữ ẩm trong đất lâu dài.

2. Quá trình gieo trồng hạt giống bài hương

- Sau khi chuẩn bị giá thể và dụng cụ ươm hạt, bạn nên làm mịn, làm phẳng bề mặt giá thể trong khay hoặc vỉ ươm sau đó gieo hạt giống bài hương. Luôn giữ ẩm cho khay, vỉ ươm.

- Sau khi cây lên 2-5 lá thật thì có thể đánh cây ra trồng trong đất nếu trồng từ bầu, khay gieo hạt giống bài hương.

3. Chăm sóc hạt giống bài hương

- Chọn vị trí trồng thích hợp để cây đón nhiều nắng nhất và có giàn leo cho cây. Có thể trồng bài hương trong sân vườn, trong bồn cây, trong chậu, hay ở ban công, sân thượng đều được.

- Tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối để cây phát triển tốt hơn.

 

- Thu hái thân và thân rễ của cây hương bài vào cuối mùa thu. Sau khi đào rễ lên, đem rửa sạch rồi phơi khô để dùng dần.

- Nếu trồng mới thì phát dọn toàn diện lớn, nếu trồng xen thì làm sạch cỏ theo băng, phát giấy leo, làm nhỏ đất rồi lên luống hoặc làm từng đám tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Nếu trên đất dốc thì làm cục bộ từng hố kích thước 30 x 30 x 30 cm. Cây cách cây: 30 cm. Hàng cách hàng: 40 cm.

- Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, NPK theo hàng hoặc theo hốc, bón xong lấp một lớp đất mỏng rồi mới trồng cây.

- Sau khi trồng 2 tháng tiến hành chăm sóc đợt 1 làm cỏ, xới vun gốc, mỗi năm nên chăm sóc từ 2 - 3 lần.

- Không cho gia súc vào vườn sau khi trồng, thường xuyên kiểm tra đề phòng mối gây hại cây.

-Bài Hương - Hyssop (Hyssopus officinalis) chịu hạn tốt, giống thảo dược được dùng từ thế kỷ thứ 7, để khử mùi hương nhà bếp và bệnh viện; lá có chất kháng khuẩn rất mạnh . Lá bài hương dùng trong món salad, súp, , món hầm và trà thư giãn tinh thần. Tinh dầu dùng trong nước hoa. Rất hấp dẫn với hoa bướm.

 

BACK TO TOP