Hết hàng
Tiết kiệm 33%

HẠT GIỐNG NGƯU BÀNG - 10 HẠT

20.000 ₫ 30.000 ₫
4.6 100
Ngưu bàng là thảo dược có nguồn gốc từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam trồng. Ngưu bàng thường mọc hoang, cao khoảng 1-1,5 mét, cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, cánh hoa có màu hơi tím, lá to rộng có hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông trắng.
  • Hotline: 0988 716 472
  • Ship hàng toàn quốc
  • Thanh toán khi nhận hàng



HẠT GIỐNG NGƯU BÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG NGƯU BÀNG



- Ngưu bàng tên khác đại đao, ác thực, hắc phong, thử niêm. Tên khoa học: Arctium lappa Linn, Arctium minus, Arctium tomentosum. Tên gọi khác: gô bô, burdock root

- Họ cúc: Asterraceae, cây thảo lớn, có thân thẳng, cao 1 - 2m

- Ngưu bàng tên khác đại đao, ác thực, hắc phong, thử niêm. Tên khoa học: Arctium lappa Linn. Họ cúc: Asterraceae, cây thảo lớn, có thân thẳng, cao 1 - 2m, có khía và phân nhánh. Lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân, phiến lá to, rộng 50cm, gốc lá hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng cưa hay gợn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới.

- Bộ phận dùng làm thuốc là quả và rễ. Tên dược liệu là: Ngưu bàng tử là quả chín phơi hay sấy khô; Ngưu bàng căn là rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, phơi hay sấy khô ở 70oC.

- Ngưu bàng là thảo dược có nguồn gốc từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam trồng. Ngưu bàng thường mọc hoang, cao khoảng 1-1,5 mét, cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, cánh hoa có màu hơi tím, lá to rộng có hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông trắng.

- Ngưu bàng tử là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể lợi tiểu, giảm đau… hiệu quả. Sau đây, hãy cùng Youmed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này


HẠT GIỐNG NGƯU BÀNG - 10 HẠT
Ngưu bàng là thảo dược có nguồn gốc từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam trồng. Ngưu bàng thường mọc hoang, cao khoảng 1-1,5 mét


CÔNG DỤNG CỦA NGƯU BÀNG


- Công dụng: Dùng ngưu bàng tử (quả) để chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt tràng nhạc nhanh vỡ và khỏi. Liều dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác. Dùng rễ (ngưu bàng căn) làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, lọc máu khi bị tê thấp, sưng đau các khớp và bệnh ngoài da.

- Củ, lá và hạt của rễ ngưu bàng được dùng để tăng dòng nước tiểu, giết mầm bệnh, giảm sốt và “làm sạch” máu. Quả và lá ngưu bàng chứa một chất đắng là arctiosid (khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin), lappaol A,B. Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), tanin, axit stearic, một carbon hydrogen và một phytosterol.

- Một số bằng chứng cho thấy rằng rễ ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Rễ ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu ở người bị đái tháo đường nhiều hơn những người đang dùng thuốc giảm lượng đường trong máu.

- Rễ ngưu bàng còn có khả năng điều trị cảm lạnh, ung thư, chán ăn thần kinh, tiêu hoá, đau khớp, gút, viêm bàng quang, biến chứng giang mai và các tình trạng da bao gồm mụn trứng cá và bệnh vẩy nến. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Một số nghiên cứu chứng minh rằng rễ ngưu bàng có chứa các hóa chất có hoạt tính chống lại vi khuẩn và viêm.

 

- Rễ ngưu bàng giúp kiểm soát chứng huyết áp cao, “cứng động mạch” (xơ cứng động mạch) và bệnh gan. Bên cạnh đó, một số người sử dụng rễ ngưu bàng nhằm tăng ham muốn tình dục, điều trị tình trạng da khô (ichthyosis), mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và chàm.

1. Ngưu bàng Tác dụng trong Y học hiện đại

- Giải độc, hỗ trợ điều trị sởi.

- Kháng virus: Một số nghiên cứu phân tích cho thấy nước sắc Ngưu bàng tử có khả năng ức chế virus HIV. Tuy nhiên vẫn còn đang được nghiên cứu thêm.

- Kháng khuẩn: Thuốc sắc từ Ngưu bàng tử có khả năng ức chế song cầu khuẩn, hiệu quả cho các bệnh lý phổi, da…

- Ức chế protein niệu, giúp hỗ trợ các vấn đề về bệnh lý thận, cải thiện chỉ số sinh hóa huyết thanh.

- Lợi niệu: Hỗ trợ các trường hợp tiêu tiểu không thông lợi, tiểu lắt nhắt.

- Hạ glucose trong máu, tăng glycogen trong gan: Rễ Ngưu bàng có khả năng làm giảm lượng đường huyết trong máu.

2. Ngưu bàn Tác dụng  trong Y học cổ truyền

- Tính vị: Vị cay, đắng, tính hàn (có một số tài liệu là tính bình)

- Quy kinh: Kinh Phế và Vị.

- Công dụng: Lợi tiểu, giải độc, thông lợi hầu họng, hạ sốt, giảm đau, giảm sưng, sát trùng, thông phổi…

- Chủ trị: Trị tiêu tiểu không thông lợi, tiểu lắt nhắt, phát sốt, cảm cúm, cổ họng đau, mụn nhọt, ho…

HẠT GIỐNG NGƯU BÀNG - 10 HẠT

Ngưu bàng tử là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y.


KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG NGƯU BÀNG




1. Chuẩn bị gieo hạt giống ngưu bàng

- Lựa chọn đất cát pha tơi xốp, tốt nhất là đất bãi bồi khu vực ven sông.

- Thời vụ tốt nhất với miền bắc bắt đầu từ khoảng tháng 9 âm lịch đến tháng  12 âm lịch , miền nam khi gần hết mùa mưa , cây ngưu bàng ưa ẩm , chịu bóng nhưng không chịu ngập úng , nhiệt độ thích hợp để cây ngưu bàng phát triển từ 18 đến 35 độ nếu nhiệt độ vượt quá 35 độ cần làm giàn che hạn chế ánh sáng mặt trời .

- Xử lý đất bằng vôi bột, tỉ lệ 500kg vôi/ha. Cày đất và phơi ải từ 5- 7 ngày.

- Bón lót bằng tro bếp hoặc phân chuồng hoại mục, dùng máy cày bừa cho thật đều.

- Lựa chọn hạt giống ngưu bàng ngâm ủ, vào mùa đông ủ tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong thời gian 24h. Sau đó vớt ra rửa sạch đem đi ủ, tốt nhất nên ủ cùng thóc giống như vậy sẽ lợi dụng được sức nóng của thóc, kích thích nhanh quá trình nứt nanh của hạt giống ngưu bàng.

2. Quá trình gieo trồng hạt giống ngưu bàng

- Sau khi ủ hạt giống ngưu bàng chừng hai ngày ta đem hạt giống ngưu bàng ra lựa chọn hạt giống ngưu bàng nào nảy mầm trước đem ra trồng trước, hạt giống ngưu bàng nào chưa nảy mầm tiếp tục đem đi ủ.

- Khoảng cách trồng như sau: cây cách cây 10cm, hàng cách hàng 70cm, sau khi thả hạt giống ngưu bàng xuống đất ta phủ một lớp đất mỏng chừng 0,5cm trên bề mặt và tưới nhẹ cho hạt giống ngưu bàng ổn định

3. Chăm sóc hạt giống ngưu bàng

- Chăm sóc: trong tuần đầu tiên tra hạt ta thực hiện tưới nhẹ ngày hai lần vào sáng sớm và chiều tối, sau khi cây phát triển hai lá mầm tùy theo thời tiết và độ ẩm có thể tưới ngày một lần, thường xuyên tổ chức thăm đồng để theo dõi.

- Sâu bệnh: Khi cây đang trong thời kỳ phát triển lá mầm các loại sâu bệnh thường gặp đó là dế mèm và sâu đất vì vậy ta phải có phương án phòng trừ hai loại sâu bệnh này.

- Bón thúc : Khi cây phát triển chừng ba tháng ta tổ chức bón thúc NPK, tùy theo cây xấu hay tốt mà có lượng phân bón cho hợp lý.

- Thu hoạch:
 + Sau khi cây đã đến chu kỳ thu hoạch, ta đào qua một lớp sâu khoảng 20cm bên cạnh gốc cây. Tiếp đó, ta bơm nước ngập cánh đồng, dùng dao hoặc xẻng cắt lá để ngắn chừng 10cm sau đó cầm nhổ củ ngưu bàng lên


+  Ngưu bàng nhổ lên khỏi mặt đất, đem đến điểm tập kết dùng vòi nước rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần cuống lá còn lại, để nơi khô ráo, cho vào nilon 10kg rồi để vào thùng giấy vận chuyển đến kho mát bảo quản trong nhiệt độ từ 15- 20 độ C


+ Những củ ngưu bàng ngắn, nhỏ ta đem đi thái lát phơi, sấy khô bằng điện hoặc hơi nước

 

BACK TO TOP