Tiết kiệm 33%

Hạt Giống Mướp Khía - 10 Hạt

20.000 ₫ 30.000 ₫
4.5 100
Mướp khía hay mướp tàu là một loài thực vật thuộc họ Bầu bí. Mướp khía có tên khoa học là Luffa acutangula. Hạt giống mướp khía phân bố từ Trung Á đến Đông Á và Đông Nam Á, ngoài ra còn được trồng trong nhà kín ở nơi có khí hậu lạnh.
  • Hotline: 0988 716 472
  • Ship hàng toàn quốc
  • Thanh toán khi nhận hàng

HẠT GIỐNG MƯỚP KHÍA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG MƯỚP KHÍA


- Mướp khía còn có tên gọi mướp tàu (danh pháp khoa học: Luffa acutangula) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Bầu bí được (L.) Roxb. mô tả khoa học lần đầu năm 1832.

- Cây mướp khía trồng phân bố từ Trung Á đến Đông Á và Đông Nam Á, ngoài ra còn được trồng trong nhà kín ở nơi có khí hậu lạnh.

- Loài cây này cũng được trồng nhiều ở Nam Á và châu Phi.

- Cây mướp khía thân leo dài khoảng 3 - 6m, phân nhánh nhiều, đường kính thân khoảng 2cm, có nhiều rãnh.

- Lá mướp khía đơn mọc so le, màu lục, dạng tim, dài 15 - 30cm và rộng khoảng 25cm, mép lá có răng to, có tua cuốn chia thành 5 nhánh.

- Hoa mướp khía đơn tính, các hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn, có bao hoa như hoa đực.

- Quả mướp khía lớn hình chùy dài 30 - 40cm, đường kính 7 - 10cm, có 10 cạnh nhọn dọc theo thân quả. Hạt chín màu đen, sần sùi.


CÔNG DỤNG CỦA MƯỚP KHÍA


- Theo Đông y, xơ mướp khía dùng trị gân cốt tê đau, đau ngực sườn, bế kinh, sữa không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thũng.

- Lá mướp khía dùng trị ho, ho gà, nắng nóng khát nước vào mùa hè, đắp tại chỗ trị trĩ và phong hủi, dùng ngoài trị chảy máu ở các vết thương, chốc lở, bệnh mụn, ở Ấn Độ người ta dùng dịch lá tươi trị đau mắt hột.

- Hạt mướp khía dùng trị ho nhiều đờm, sát trùng và đi tiểu khó. Thân mướp khía dùng trị đau thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản. Rễ mướp khía dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi, nấu nước rửa chỗ lở ngứa chảy nước.

- Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thủng.

- Lá Mướp khía có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc.

- Hạt Mướp khía có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.

- Dây Mướp khía có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.

- Rễ Mướp khía có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

- Xơ Mướp dùng trị: gân cốt tê đau, đau ngực sườn, bế kinh, sữa không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thủng;

- Lá dùng trị ho, ho gà, nắng nóng khát nước vào mùa hè; dùng ngoài trị chảy máu ở các vết thương, ecpet, mảng tròn, chốc lở, bệnh mụn;

- Hạt mướp dùng trị ho nhiều đờm, sát trùng, đái khó;

- Dây dùng trị đau thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản;

- Rễ Mướp dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi, dùng nấu nước rửa chỗ lở ngứa chảy nước.

- Ở Ấn Độ, dịch lá tươi cho vào mắt trị đau mắt hột; lá tươi giã ra đắp tại chỗ trị viêm lách, trĩ và phong hủi.

 Hạt Giống Mướp Khía - 10 Hạt

Mướp khía còn có tên gọi mướp tàu (danh pháp khoa học: Luffa acutangula) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Bầu bí


KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG MƯỚP KHÍA


1.Chuẩn bị gieo hạt giống mướp khía

- Mướp khía dễ trồng, cây phát triển tốt, nhiều nhánh hữu hiệu, quả nù, suôn dài 30 - 35 cm, mùi thơm và không bị đắng, năng suất 8 - 10 kg/gốc và thời gian thu hoạch 38 - 40 ngày sau gieo.

- Đất trồng hạt giống mướp khía phải tơi xốp, sạch cỏ. Mùa nắng nên lên líp thấp, mùa mưa phải được lên líp cao và có rãnh thoát nước tốt nhằm cây không bị úng chết (nếu có điều kiện nên phủ nylon trên mặt luống để chống cỏ dại, giữ ẩm mùa khô và chống úng trong mùa mưa). Khoảng cách, mật độ và cách trồng: Khoảng cách hàng đôi cách hàng đôi 4,5 - 5 m, cây cách cây trên hàng 1m. Mật độ trung bình 400 - 500 cây/1.000m2.

- Trước khi ngâm ủ hạt giống mướp khía nên phơi nắng hạt giống 1 - 2 giờ để hạt giống mướp khía hút nước mạnh, nẩy mầm tốt.

- Chuẩn bị nước ấm 50 – 52 độ C: lấy 2 phần nước sôi (95 – 100 độ C) pha với 3 phần nước giếng hoặc nước máy (25 – 30 độ C) trộn đều 30 giây.

- Ngâm hạt giống mướp khía trong nước sạch khoảng 3 - 4 giờ, vớt hạt lên để ráo nước. Lấy khăn lông hoặc áo thun (hoặc loại vải có khả năng giữ ẩm), giặt sạch, vắt khăn vừa đủ ẩm (khoảng 80 – 85%). Dùng khăn sạch đã vắt nước,

- Lấy hạt giống mướp khía đã ngâm trải mỏng vào khăn lông, áo thun, sau đó đặt hạt giống mướp khía ủ vào nơi có ít ánh sáng, ấm. (khoảng 28 – 30 độ C). Hoặc gói hạt giống mướp khía lại và cho vào bao nylon cột kín miệng để tránh bốc thoát hơi nước, ủ ở nhiệt độ 28 – 30 độ C.

- Làm bầu và ươm hạt: Bầu đất nên theo tỉ lệ 1 phần phân chuồng hoai + 1 phần tro trấu + 2 phần đất tơi xốp, trộn thêm phân vi sinh. Bầu thường làm bằng lá chuối hoặc bao nylon (kích thước 7 x 9 cm) có đục một số lỗ thoát nước ở đáy bầu, sau đó gieo hạt giống mướp khía vào bầu.

2.Quá trình gieo trồng hạt giống mướp khía

- Sau 22 – 24 giờ hạt giống mướp khía nảy mầm bà con đưa hạt gieo vào vườn ươm hoặc gieo trực tiếp ngoài ruộng. Một số hạt giống mướp khía chưa nảy mầm đem ủ lại sau 10 – 12 tiếng đem gieo.

- Khi cây được 1 - 2 lá thật có thể đem ra trồng ngay.

 Hạt Giống Mướp Khía - 10 Hạt

Hạt giống mướp khía dễ trồng, cây phát triển tốt, nhiều nhánh hữu hiệu, quả nù, suôn dài 30 - 35 cm, mùi thơm và không bị đắng

3.Chăm sóc hạt giống mướp khía

- Làm giàn giống như mướp hương.

* Lưu ý:

– Vôi nên rải cùng lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.

– Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6 – 7 cm để tăng hiệu quả phân bón.

– Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ để hạn chế thất thoát phân bón.

– Khi cây cho trái rộ nên xịt bổ sung phân bón lá để tăng khả năng nuôi trái của cây.

thu hoạch rộ thì khi câycó 5 - 7 lá thật nên bấm ngọn.

- Khi cây ra nhánh, nên bắt nhánh bám đều lên lưới (hoặc lên chà) theo dạng xương cá để tận dụng không gian của giàn, thuận lợi cho việc phòng trị sâu bệnh sau này và để tăng khả năng đậu trái.

- Tưới nước: Khi mới bắt đầu trồng mướp khía nếu thấy đất khô thì phải tưới nước nhẹ lên bề mặt. Nên tưới nước khoảng 2 lần/1 ngày (vào sáng sớm và chiều muộn, tránh tưới vào buổi trưa gây chết cây). Lưu ý: Không nên tưới nước quá nhiều cho cây, tuy nhiên lượng nước cần gia tăng lúc ra hoa rộ. Đặc biệt, không nên tưới phun nước lên hoa, quả non.

- Phòng ngừa sâu bệnh: Sau khi rau trồng từ 1 – 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược hoặc dùng phân dơi Vietgro (do phân dơi Vietgro có mùi khai đặc trưng có thể làm cho côn trùng phá hại lánh xa) để phòng ngừa sâu bệnh phá hại cây trồng. Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 5 ngày ta phun 1 lần.


THÔNG TIN SẢN PHẨM HẠT GIỐNG MƯỚP KHÍA


- Mã sản Phẩm : Hạt giống mướp khía
- Loại hoa/cây :Hạt giống mướp khía .Hạt giống rau củ quả
- Tên tiếng anh : Ridge Gourd
- Màu sắc: Xanh Ruột trắng
- Số hạt/gói :10 hạt
- Phủ hạt khi gieo : CÓ.Phủ lớp chất trồng bằng đường kính hạt
- Thời gian nảy mầm : 5-7 ngày.Hạt khá dày ngâm hạt vào nước ấm 6h .Ủ hạt vào khăn ẩm sạch đến - khi hạt nức nanh rồi đem gieo
- Tỉ lệ nảy mầm :>85 %
- Tác dụng : Làm thức ăn ,rau sạch cho cả gia đình
- Xuất xứ : Việt Nam
- Khí hậu trồng : Xứ lạnh .Xứ nóng
- Thời điểm gieo trồng : Quanh năm
- Thời gian thu hoạch :40-45 ngày sau khi gieo.
- Chiều cao cây: Leo .Bò .Rũ .Trái dài 40-50 cm .Đường kinh quả 4-4.5 cm .
- Loại cây :1 năm

#hatgiongmuopkhialai

 

BACK TO TOP