HẠT GIỐNG DƯA LÊ VỎ VÀNG
- Hạt giống dưa lê vỏ vàng còn có tên gọi khác là dưa lê hoàng kim. Đây là một trong những sản phẩm đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người làm nông.
- Hạt giống dưa lê vỏ vàng do Hạt Giống Năm Châu là giống F1, trồng được quanh năm và cho chất lượng quả tốt, sản lượng ổn định nên rất được bà con nông dân lựa chọn sử dụng.
- Màu sắc quả: màu vàng cam.
- Hình dáng đặc thù: hình hơi oval – tròn.
- Vị quả: Quả có vị ngọt và độ giòn vừa phải.
- Kích thước quả: từ 1,3- 2kg.
KỸ THUẬT TRỒNG HẠT GIỐNG DƯA LÊ VỎ VÀNG
1.Chuẩn bị đất trước khi trồng dưa lê vỏ vàng
- Làm sạch cỏ, làm đất cho tơi xốp.
- Vãi 30-50 kg vôi/1.000 m2 để diệt trừ các mầm bệnh gây hại: Bón rải đều lượng vôi trên mặt liếp rồi dùng cuốc xới sâu 5-10cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất để hạn chế cây bị bệnh và nấm mốc trong quá trình trồng .Nên vãi trước khi trồng cây khoảng 1 tuần
- Lên luống thoát nước.
- Bón lót:Có thể bón lót bằng phân chuồng trước 15 đến 30 ngày nhằm giúp cho phân hả hơi ( bớt nóng ) và thật sự hoai để khi trồng cây xuống rể cây con có thể ăn ngay ; nếu bón lót và trồng cây ngay , phân nóng làm rể cây bị chột , cây vẫn sống nhưng phát triển chậm hơn vì rể bị tổn thương .
- Phủ bạt luống.
Hạt giống dưa lê vỏ vàng có ruột màu cam
2.Chuẩn bị giống.
- Cách ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt vào nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C, áp dụng công thức 3 lạnh + 2 sôi, ngâm trong khoảng 4 giờ rồi vớt ra, để ráo. Gói vào khăn ẩm trong vòng 30 giờ, khi thấy hạt có dấu hiệu nứt thì đem đi gieo.
- Gieo hạt: Có thể áp dụng gieo vào bầu ươm hoặc gieo trực tiếp, khuyến khích gieo vào bầu ươm để việc chọn giống tốt hơn.
- Sau khi gieo hạt khoảng từ 7-10 ngày, cây có 1-2 lá thật là thời điểm tốt để đem trồng trên các luống đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Có thể trồng dưa trên giàn hoặc bò dưới đất đều được. Tuy nhiên, khi trồng cây bò trên mặt đất cần lưu ý thời kỳ đầu vụ thường có mưa nên lên luống cao khoảng 35 cm.
- Khoảng cách giữa các hạt giống dưa lê vỏ vàng là 40 cm.
- Lượng hạt khuyến dùng cho 1.000m2 đất trồng là 50g (khoảng 1.600-1.650 hạt).
- Bón phân : Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, đất đai và mùa vụ trồng để lựa chọn loại phân và liều lượng phân bón cho thích hợp.
+ Bón lót: Sử dụng 75-80 kg NPK 16-16-8, kết hợp với phân hữu cơ và các loại phân vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Ngoài ra còn rất nhiều loại hạt giống cây ăn trái khác, bạn có thể tham khảo thêm tại website của chúng tôi
+ Bón thúc: Thời điểm thích hợp nhất để bón thúc lần 1 là sau khi gieo hạt 18-20 ngày, bón NPK 16-16-8. Bón thúc lần 2 là khoảng sau 7 ngày kể từ ngày đậu trái, bón kg NPK 16-16-8. Bón thúc lần 3 là khoảng 15-20 ngày, kể từ ngày đậu trái, sử dụng phân bón KCL.
Có thể trồng dưa lê vỏ vàng trên giàn hoặc bò dưới đất đều được
3.Kỹ thuật chăm sóc cây dưa lê vỏ vàng :
- Tỉa cành và chọn trái:
+ Sau 15 ngày kể từ ngày gieo, hãy tỉa bỏ các chồi ở nách lá phía dưới đốt thứ 7 để cây có sức khỏe vươn tốt hơn.
+ Sau 30 ngày, kể từ ngày gieo, hãy tiến hành bấm ngọn dây chính và cắt bỏ các chồi ở các nách lá. Tốt nhất chỉ để lại 3 nách lá ở đốt thứ 7 trở đi, để cây có sức khỏe dưỡng trái, cho năng suất tốt nhất.
+ Kết hợp với việc tỉa cánh là việc chọn trái, mỗi nách chỉ để lại từ 1-2 quả đẹp để cây có thể dồn dưỡng chất tập trung nuôi trái tốt nhất, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chống kháng sâu bệnh.
- Tưới nước: Hạt giống dưa lê vỏ vàng phát triển tốt ở môi trường đất ẩm trong giai đoạn đầu để cây phát triển hiệu quả .Lưu ý: Khi dưa bắt đầu nổi vân hoặc lưới chỉ nên tưới nước vừa đủ ẩm để cây không bị héo dây, không nên giữ đất ẩm như ban đầu để quả không bị nứt.
- Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh :Hạt giống dưa lê vỏ vàng từ khi gieo đến khi thu hoạch cần phòng chống khá nhiều bệnh như : Bệnh chết cây non, bệnh thối thân, sâu vẻ bùa, bệnh nứt thân chảy nhựa,…
- Phòng trừ sâu bệnh chết cây non : Khuyến dùng Ridomil Gold theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
+ Phòng trừ bệnh thối thân, thán thư: Khuyến dùng Copper B, Aliette, Antracol, Topsin, Ridomil gold, Amista, Mancozep,… theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
+ Phòng trừ bệnh sâu vẽ bùa: Khuyến dùng Trigard, Voliam Targo…theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
+ Bệnh nứt thân chảy nhựa: Khuyến dùng Revus opti, Score,… theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
+ Bên cạnh đó, còn có mọt số bệnh khác như phấn trắng, côn trùng chích hút,… Để phòng trừ bệnh hại cần chú ý đến việc bón phân đầy đủ và cân đối. Kỹ thuật trồng cần đảm bảo mật độ vừa phải, vệ sinh đồng ruộng thông thoáng, hệ thống thoát nước tốt và tiêu hủy phần cây bị bệnh để tránh bệnh lan tràn.
+ Côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy nhớt, bọ phấn trắng: Diệt trừ bằng các loại thuốc như Confidor, Radian, Actara… Dùng luân phiên các loại thuốc để tránh kháng thuốc, không nên pha trộn nhiều thuốc để phun.
Hạt giống dưa lê vỏ vàng đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân
Hạt giống dưa lê vỏ vàng là một trong những loại cây ăn trái có vị ngọt mát, giòn ngon, được đánh giá là sản phẩm cây ăn trái cao cấp bởi đây là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, E và C, cùng các khoáng chất như Beta Carotene, K và Mn. Để biết thêm thông tin chi tiết về hạt giống dưa lê vỏ vàng , mời quý khách hàng xem thêm tại website https://hatgiongnăm châu.com
THÔNG SỐ KỸ THUẬT HẠT GIỐNG DƯA LÊ VỎ VÀNG OP | |
Mã Sản Phẩm | Hạt giống dưa lê vỏ vàng |
Loại hoa/cây | Hạt giống dưa lê vỏ vàng , hạt giống cây ăn trái. |
Tên tiếng anh | Canary melon. |
Màu sắc | Vàng.. |
SỐ HẠT/GÓI | 5 hạt . |
Phủ hạt khi gieo | Có .Phủ lớp chất trồng bằng đường kính hạt . |
Thời gian nảy mầm | Ngâm trong nước ấm khoảng 2 giờ để đạt tỉ lệ nảy mầm cao nhất. Sau đó vớt hạt ra bỏ hạt vào giấy ăn đã thấm nước gói lại sau 24h hạt bắt đầu nhú mầm ta tiến hành trồng. |
Tỉ lệ nảy mầm | > 85%. |
Tác dụng | Ăn sống. |
Xuất xứ | Việt Nam. |
Khí hậu trồng | Xứ nóng. |
Thời điểm gieo trồng | Miền nam trồng quanh năm . Miền bắc tháng 2-3 vụ Xuân Hè.Tháng 8-9 vụ Hè Thu . |
Thời gian thu hoạch | 60-70 ngày sau khi gieo .Trọng lượng quả 1-1,5 kg |
Chiều cao cây | Leo . Bò . Rũ . |
Loại cây | Ngắn ngày. |