HẠT GIỐNG ĐẬU ĐŨA TÍM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG ĐẬU ĐŨA TÍM
- Đậu đũa tím còn có tên là đậu dải áo là một loại thực vật thuộc phân họ đậu, có tên khoa học là Vigna unguiculata.
- Cây đậu đũa tím là cây dây leo, thường trồng lấy trái thu hoạch làm thực phẩm. Quả đậu đũa dài 35 cm đến 75 cm, thường được chế biến thành nhiều món giống như đậu co ve.
- Đậu đũa tím dễ trồng, cho quả sau 60 ngày gieo trồng từ hạt, và thường đậu đũa ra trái từng cặp trên cây.
- Đậu đũa tím được trồng rộng rãi ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Còn tại châu Phi, người ta trồng đậu đũa tím như cây truyền thống vì là nguồn dinh dưỡng tiềm năng.
CÔNG DỤNG CỦA ĐẬU ĐŨA TÍM
- Người ta dùng quả đậu đũa tím để ăn khi còn xanh hoặc đã chín. Đậu đũa tím ở nước Tây Ấn được xào với khoai tây và tôm. Người dân Malaysia dùng đậu đũa tím xào với ớt và mắm tôm, dùng
trong salad chín và cắt ngắn để chiên trứng. Việt Nam thường dùng đậu đũa tím cắt ngắn luộc, xào chung với thịt, tôm, bò, và kết hợp cùng các loại rau củ quả khác. Ẩm thực Thái Lan nổi tiếng với
món gỏi đậu đũa tím kết hợp với tôm khô, hoặc bắp.
Đậu đũa tím còn có tên là đậu dải áo là một loại thực vật thuộc phân họ đậu, có tên khoa học là Vigna unguiculata.
- Đậu đũa tím còn được dùng như một vị thuốc trong y học cổ truyền để chữa một số bệnh như khó tiêu, đau lưng, mụn nhọt.
- Quả tươi, hạt tươi, hoặc hạt đậu đũa tím khô đều có thể được dùng chữa bệnh khó tiêu, tiết niệu, di tinh, ra mồ hôi trộm hoặc chữa rắn cắn.
- Thời gian sinh trưởng của đậu đũa tím tương đối ngắn, loại đậu này cho quả dài và rất sai trái, thu hoạch được nhiều đợt trong một vụ.
- Ngoài đậu đũa tím còn có đậu đũa xanh rất lạ mắt và đang được nhân giống rộng.
- Thời vụ gieo trồng ở nước ta là Xuân Hè từ tháng 3 đến tháng 6. Nếu trồng từ tháng 3 thì đậu đũa tím có thể cho thu hái đến hết mùa hè.
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG ĐẬU ĐŨA TÍM
1. Chuẩn bị gieo hạt giống đậu đũa tím
- Để trồng và sở hữu được vườn đậu đũa tím mướt mắt, đậu sai quả thì cần chăm sóc và chú ý một số kỹ thuật nhất định.
- Dụng cụ trồng đậu đũa tím có thể tận dụng bao tải, thùng xốp, chậu, miễn là có khả năng thoát nước tốt. Nếu trồng trong vườn thì nên lên luống, tạo hệ thống thoát nước nhanh để cây tránh úng.
- Chuẩn bị đất để trồng và gieo hạt giống đậu đũa tím. Nên trộn đất để có được giá thể trồng có chất dinh dưỡng và cho độ thông thoáng cũng như giữ ẩm tốt. Đất trộn gồm đất thịt, phân và chất tạo
xốp. Chất tạo xốp dễ tìm được ở địa phương như trấu hun, xơ dừa, tảo biển hoặc mùn cưa. Phân bón nên dùng phân hữu cơ vi sinh, là loại phân chuồng được ủ hoai mục, tốt cho cây trồng, tốt cho đất
và tốt cho người dùng. Phân chuồng có thể là phân heo, phân bò, phân gà, phân cút, phân dê, phân dơi, phân trùng quế. Đất nên dùng là loại đất thịt, đất phù sa, đất pha cát, đất đỏ, đất có độ pH từ 6 –
- Chuẩn bị hạt giống đậu đũa tím phù hợp, nên chọn loại mới để khả năng nảy mầm cao. Ngâm hạt giống đậu đũa tím vào nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh (nước ở nhiệt độ phòng) cho khoảng 8 – 12 giờ
đồng hồ. Vớt hạt đậu đũa tím ra, giữ ẩm bẳng cách phủ khăn ướt, giấy ướt hoặc bông tẩm nước để hạt có không khí và nước cho hạt nảy mầm nhanh.
2. Quá trình gieo trồng hạt giống đậu đũa tím
- Khi hạt ủ ẩm đã nứt nanh là có thể đem hạt giống đậu đũa tím đem gieo xuống đất.
- Tưới ẩm đất trong chậu, bầu đất hoặc khay ươm, tạo một lỗ nhỏ sâu chừng 1 cm, đặt hạt ngang và phủ một lớp phủ đất mịn nhẹ. Sau đó tưới ẩm phun sương lại. Chỉ cần sau 5 ngày cây con đã cho ra lá mầm.
- Duy trì tưới ẩm cho cây con phát triển. Tránh tưới quá nhiều khiến hạt hút nước mạnh khiến vỏ hạt bị rách và hạt không mọc cây con được.
3. Chăm sóc hạt giống đậu đũa tím
- Sau khi cây con cao được 10 – 15 cm, là lúc này đã lớn thì chuyển đất gieo cây cho chúng. Lựa chọn cây con khỏe mạnh để trồng.
- Lưu ý, cây cần nước những cũng cần thoát nước, nhất vào vào mùa mưa.
- Tạo giàn để cây được leo giàn ra được hoa và đậu trái.
- Thường xuyên làm cỏ dại, xới xáo đất giúp rễ thông thoáng giúp bộ rễ cây phát triển.
- Có thể bón thúc làm 3 lần, khi cân còn non, cây bắt đầu bám giàn và cây cho nụ.
- Cần tỉa bớt là già để giàn thông thoáng, đón được nhiều nắng mặt trời và cây tập trung nuôi trái được mập và phát triển tốt.
- Một số bệnh cần được phòng trừ và phát hiện sâu bệnh sớm cho cây. Cây đậu đũa tím thường gặp các loại sâu như dòi đục thân trong giai đoạn cây con còn non, dòi đục lá gây hại trong thời kỳ cây
đang sinh trưởng phát triển. Ở giai đoạn cây ra hoa, ra quả thì có dòi đục quả, nhện đỏ, bọ trĩ thường phát sinh gây hại.
- Cần thường xuyên quan sát kiếm tra để phát hiện và có các biện pháp sinh học kịp thời giúp ngăn ngừa và tránh gây hại trên diện rộng.
THÔNG TIN SẢN PHẨM HẠT GIỐNG ĐẬU ĐŨA TÍM
- Mã sản Phẩm : Hạt giống đậu đũa tím
- Loại hoa/cây : Hạt giống đậu đũa tím.Hạt giống rau củ quả
- Tên tiếng anh : Purple Yard Long Bean White
- Màu sắc: Tím
- Số hạt/gói : 5 gram
- Phủ hạt khi gieo : Có phủ lớp chất trồng bằng đường kính hạt
- Thời gian nảy mầm: 10-15 ngày sau
- Tỉ lệ nảy mầm : >85%
- Tác dụng : Làm thức ăn.
- Xuất xứ : Việt Nam
- Khí hậu trồng : Xứ lạnh .Xứ nóng
- Thời điểm gieo trồng : Quanh năm
- Thời gian thu hoạch : Bắt đầu thu trái sau 45 ngày sau khi gieo, thời gian thu kéo dài 33 -40 ngày
- Chiều cao cây: Leo.Bò .Rũ.Trái dài 55 – 60 cm, màu tím đậm rất đẹp, thịt chắc, ăn giòn, ngon, ngọt
- Loại cây : Ngắn ngày
# hạtgiốngđậuđũa #hatgiongdaudua