HẠT GIỐNG RAU NGÓT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HẠT GIỐNG RAU NGÓT
- Rau ngót còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc). Tên khoa học Sauropus androgynous (L) Merr. Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae. Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 - 2m. Có nhiều cành mọc thẳng, vì người ta hái luôn cho nên thường chỉ cao 0,9 - 1m.
- Rau ngót, bù ngót, bồ ngót, hay rau tuốt (danh pháp hai phần: Sauropus androgynus) là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước, như ở Việt Nam
-Hạt giống Rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thể cao đến 2 m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm. Khi hái ăn, thường chọn lá non. Vị rau tương tự như măng tây.
- Ẩm thực Việt Nam dùng rau ngót nấu canh với thịt băm, hoặc có khi chỉ nấu suông vì rau có sẵn vị ngọt. Theo Đông y, lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Cả lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống 2 năm trở lên.
CÔNG DỤNG CỦA HẠT GIỐNG RAU NGÓT
- Rau ngót sinh trưởng nhanh và đặc biệt ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy rau ngót ăn rất lành và an toàn thực phẩm. Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt, xương, hay tôm, hến cũng đều rất ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình, lại thêm tác dụng giải nhiệt mùa hè. Người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.
- Về mặt dinh dưỡng, rau ngót có lượng đạm cao, giàu chất vôi, nhiều Vitamin C và Vitamin K.
- Theo một số nghiên cứu về thành phần hóa học của rau ngót cho thấy: trong 100g rau có 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 9g đường, 503mg kali, 0,45mg đồng, 23.300UI betacaroten, 85mg sinh tố C, 0,033mg B1, 0,88mg B2. Qua đây thấy rau ngót (so với các rau lá khác) nhiều đạm, chất sắt, mangan và tiền sinh tố A. Rau ngót cũng khá nhiều magiê, đồng, kali, sinh tố C và PP. Về axít amin thì trong 100g rau ngót có 0,34 threonin, 0,25g phenylalanin, 0,24g leucin, 0,23g isoleucin, 0,16g lysin, 0,13g methionin, 0,05g tryptophan.
- Hạt giống Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bị bệnh đường huyết cao. Ngoài ra, rau ngót là một trong giới thực vật hiếm có chứa vitamin K.
- Theo YHCT, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng làm chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi.
Hạt giống rau ngót sinh trưởng nhanh và đặc biệt ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy rau ngót ăn rất lành và an toàn thực phẩm
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG RAU NGÓT
1.Chuẩn bị gieo hạt giống rau ngót
- Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt Nam. Rau ngót dễ trồng, dễ sống và được trồng bằng hạt giống rau ngót, bằng thân, trồng ở mọi nơi. Vì vậy nên rau ngót thường trồng trong vườn, quanh bờ ao, dọc theo bờ rào, theo các lối đi... chủ yếu là để tận dụng đất.
- Rau ngót có thể trồng quanh năm tốt nhất là khi bắt đầu mùa mưa. Thời vụ trồng rau ngót: rau ngót thường phát triển rất nhanh vào mùa hè, thường bắt đầu trồng vào mùa xuân là bắt đầu gieo hạt, khoảng 2 tháng sau khi gieo hạt là bắt đầu cho thu hoạch lá đầu tiên.
vTrồng rây rau ngót không cần làm quá kỹ đất vì vậy với việc làm đất sẽ đơn giản hơn rất nhiều. để giúp cây rau ngót phát triển tốt hơn ta nên bón thêm phân chuồng ủ mục hay hỗn hợp các loại phân đạm, lân, kali để giúp cây có lực phát triển giai đoạn đầu.
- Đất ươm hạt giống rau ngót: rau ngót có khả năng phát triển ở trên nhiều nền đất khác nhau vì vậy mà bạn sẽ khá yên tâm khi lựa chọn các loại đất để trồng và chăm sóc giúp cho hạt giống rau ngót có thể phát triển một cách nhanh chóng hơn.
- Ngâm hạt giống rau ngót trong nước 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 3 giờ đồng hồ sau đó vớt ra ủ hạt giống rau ngót trong khăn lông ẩm sạch đã vắt ráo nước. Sau 24h rửa hạt giống rau ngót bằng nước ấm và ủ tiếp tới khi hạt nảy mầm.
- Hàng ngày nhớ bỏ hạt giống rau ngót ra rửa rồi đem ủ lại, hạt giống rau ngót nào nảy mầm đem ra gieo.
2.Quá trình gieo trồng hạt giống rau ngót
- Sau khi hạt giống rau ngót nứt mầm, tiến hành gieo xuống đất và tưới ẩm phun sương.
- Khoảng cách trồng hàng cách hàng 50 - 60cm, cây cách cây 20 - 30cm.
Hạt giống rau ngót còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc). Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 - 2m. Có nhiều cành mọc thẳng, vì người ta hái luôn cho nên thường chỉ cao 0,9 - 1m.
3.Chăm sóc hạt giống rau ngót
- Rau ngót có thể thu hoạch liên tục nên không cần bón phân quá nhiều, khoảng 2 tháng bón lót 1 lần và khoảng 6 tháng thì bón thêm phân hữu cơ cho cây. Rau ngót chỉ nên để tầm 2 năm, sau 2 năm nên trồng cây mới để đạt hiệu quả và năng suất.
- Rau ngót thường bị hại bởi sâu ăn lá, sâu cuốn là bạn chỉ cần mua loại thuốc trừ sâu Pegasus 500SC để trừ bệnh, thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, SecSaigon.
- Tưới hằng ngày 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát giúp cây mau phát triển ra nhiều lá hơn.
THÔNG TIN SẢN PHẨM HẠT GIỐNG RAU NGÓT
- Mã sản Phẩm :Hạt giống rau ngót ,hạt giống rau củ quả
- Loại hoa/cây :Hạt giống rau ngót .
- Tên tiếng anh :Katuk
- Màu sắc:Xanh
- Số hạt/gói :100 hạt
- Phủ hạt khi gieo: Hàng cách hàng 50-60 cm .Cây cách cây 25-30 cm
- Thời gian nảy mầm:7-15 ngày
- Tỉ lệ nảy mầm :>85%
- Tác dụng :Thức ăn ,rau sạch cho cả gia đình
- Xuất xứ :Việt Nam
- Khí hậu trồng :Xứ lạnh .Xứ nóng
- Thời điểm gieo trồng :Quanh năm
- Thời gian thu hoạch :60 ngày sau khi gieo .Thu hoach các đợt tiếp theo cách nhau 25-30 ngày
- Chiều cao cây:1,5 - 2 m
- Loại câyLâu năm
#hatgiongraungot