HẠT GIỐNG ĐẬU BẮP VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG ĐẬU BẮP
- Đậu bắp còn có tên gọi khác là mướp tây, bắp coi, gôm, và có cái tên mỹ miều tiếng Anh là lady’s fingers, những ngón tay phụ nữ. Tên khoa học cũ lf Hibiscus esculentus L.
- Hạt giống Cây đậu bắp có từ lâu đời, xuất hiện ở rất nhiều nơi như Ả Rập, Tây Ban Nha, Ai Câp, khu vực Địa Trung Hải, Ấn Độ, Brasil, các quốc gia Châu Mỹ, phổ biến nhất ở Nam Hoa Kỳ.
- Cây đậu bắp có thể được xem là cây 1 năm hoặc nhiều năm với chiều cao cây có khi lên đến 2,5 m.
- Người ta trồng đậu bắp ở cả những khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm trên thế giới để lấy quả chứa nhiều chất xơ, có nhiều hạt màu trắng bên trong, quả được thu hoạch khi còn non và ăn như một loại rau.
- Hạt giống Cây đậu bắp là loại chịu nóng bức và khô hạn tốt. Cây được trồng ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng, kể cả đất sét dày và sự ẩm ướt không liên tục. Tuy nhiên, cây đậu bắp không chịu được sương giá, tác nhân này có thể gây tổn hại cho cây.
- Quả đậu bắp được trồng nhiều trong vườn Việt Nam, giá thành rẻ nhưng được thế giới coi là nhân sâm xanh, loại thuốc bổ thận hàng đầu, tốt cho gan và dạ dày.
Hạt giống đậu bắp còn có tên gọi khác là mướp tây, bắp coi, gôm, và có cái tên mỹ miều tiếng Anh là lady’s
CÔNG DỤNG CỦA ĐẬU BẮP
- Đậu bắp được xem là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như Ấn Độ, Nhật Bản. Nó được sử dụng rộng rãi và là nguyên liệu có vai trò làm chát đặc trong món soup mướp tây Charleston, đậu bắp chiên khô kẹp bánh mì được ăn tại nhiều nơi ở miền Nam Hoa Kỳ. Quả non cũng có thể làm dưa.
- Lá non của đậu bắp cũng có thể được chế biến trong các mon giống lá non của củ cải đường, bồ công anh. Lá có thể được ăn sống cũng các món xà lách trộn.
- Hạt đậu bắp có thể đem rang và xay để làm cà phê không caffeine.
- Ăn đậu bắp giúp bụng cảm thấy no lâu hơn do nó chứa nhiều chất xơ giống như mướp. Do vậy, khi ăn đậu bắp sẽ giảm được nguy cơ ăn vặt, nhất là ăn vặt vào bữa tối, giúp giảm lượng calo dung nạp vào cơ thế.
- Hạt Đậu bắp giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, dễ dàng đi tiêu thường xuyên mà không còn hiện tượng táo bón. Điều này giúp giữ trọng lượng cơ thể ổn định và khỏe mạnh hơn.
- Dù chứa rất ít calo nhưng đậu bắp thường được chọn để bổ sung vào các bữa ăn để thỏa mãn cơn đói, giúp giảm hiện tượng tăng cân không mong muốn.
- Đậu bắp được xem là nhân sâm xanh, với tác dụng lợi tiểu, giải độc cơ thể, đào thảo được lượng nước dư thừa.
- Tình trạng đầy hơi sẽ không còn xuất hiện nhờ loại vũ khí tuyệt vời là đậu bắp.
- Các pectin trong đậu bắp hoạt động theo cơ thế kìm hãm cơ thể sản sinh các LDL cholesterol xấu, nhờ đó góp phần cải thiện chức năng tim.
- Đậu bắp còn giàu chất chống oxy hóa nên cung cấp cho cơ thể các chất cần thiết để hỗ trợ cuộc chiến chống các gốc tự do, yếu tố có thể dấn đến khả năng ung thư.
Hạt giống đậu bắp còn giàu chất chống oxy hóa nên cung cấp cho cơ thể các chất cần thiết để hỗ trợ cuộc chiến chống các gốc tự do, yếu tố có thể dấn đến khả năng ung thư
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG ĐẬU BẮP
1.Chuẩn bị gieo hạt giống đậu bắp:
- Điều kiện đất đai, bằng phẳng không ngập úng, đảm bảo độ pH của đất 6 - 6.5. Đất sạch, nước sạch, tránh nguồn ô nhiễm như nhà máy, bệnh viện, bãi rác. Đất được dọn sạch, cày bừa cho đất tơi xốp và phơi nắng từ 7 – 14 ngày trước khi trồng. Nên chọn đất pha cát, thịt nhẹ đến thịt trung bình, có khả năng thoát nước tốt.
- Dụng cụ gieo trồng, trong chậu, thùng xốp, khay ươm hoặc trên vườn.
- Chọn hạt giống mới, sáng bóng để tỷ lệ nẩy mầm cao. Ngâm hạt trong nước ấm để hạt nảy mầm nhanh hơn, ngâm nước theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh ( nước ở nhiệt độ phòng) trong vòng 6 – 8 tiếng. Sau đó vớt hạt ra, để vào khăn ẩm, giấy hoặc bông tẩm ướt, để vào hộp kín hoặc buộc túi nilon lại để nước không bay hơi quá nhiều. Đợi đến khi hạt nứt nanh là có thể gieo hạn.
2.Quá trình gieo trồng hạt giống đậu bắp:
- Gieo hạt chú ý khoảng cách giữa các hạt là 70 – 80 cm, mỗi hốc nên gieo 2 hạt sau đó chọn lại 1 cây khỏe mạnh để phát triển tốt hơn.
- Dùng ngón tay tạo một lỗ nhỏ trừng 1 cm, sau đó đặt hạt giống đậu bắp đã nảy mầm xuống và phụ một lớp đẩ mỏng lên kín hạt.
- Sau khi gieo xong cần tiến hành tưới nước thường xuyên cho hạt phát triển cả sáng và chiều để giữ độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Có thể trồng xen canh đậu bắp với các cây trồng khác. Có thể trồng xen vào hai bên mép luống trồng.
3.Chăm sóc hạt giống đậu bắp:
- Khi cây có 2 – 3 lá thì xới nong bề mặt và vun nhẹ vào gốc. Khi cây đậu bắp phát triển được 20 cm thì xới sâu hơn, làm sạch cỏ, vun vào gốc giúp cây có thể đứng thẳng tránh đổ ngã.
- Nếu mưa nhiều, mặt đất có thể bị đóng váng, hãy đợi khô đất và xới xáo lại vì nến vun xới khi đất còn ướt, cây đậu bắp sẽ dễ bị nghẹt rễ, sinh trưởng và phát triển kém hơn.
- Phòng trừ sâu đục quả, con rầy mềm, bệnh thán thư và bệnh rỉ sắt cho cây. Cần tuân thủ liều lượng và thời gian cách ly để tránh ảnh hưởng đến chất lượng quả và sức khỏe người tiêu dùng.