HẠT GIỐNG CỎ NGỌT - 5 Hạt

Liên hệ
4.5 100

 

- Cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia rebaudiana, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae.

- Cây cỏ ngọt, còn gọi là cỏ đường, cỏ mật hay cúc ngọt là loại cây bán nhiệt đới, có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday nằm về phía Đông Bắc của xứ Panama (Nam Mỹ).

  • Hotline: 0988 716 472
  • Ship hàng toàn quốc
  • Thanh toán khi nhận hàng

HẠT GIỐNG CỎ NGỌT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG CỎ NGỌT


 - Cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia rebaudiana, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae.

- Cây cỏ ngọt, còn gọi là cỏ đường, cỏ mật hay cúc ngọt là loại cây bán nhiệt đới, có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday nằm về phía Đông Bắc của xứ Panama (Nam Mỹ).

- Cỏ ngọt có nguồn gốc từ Châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, người Ấn Độ đã sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm chất tạo ngọt và làm thuốc. Hoạt chất chính trong cỏ ngọt là một glycoside tên là steviol, có độ ngọt gấp 300 lần so với đường mía. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng trong các thực đơn ít năng lượng để điều trị các bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp...

Thành phần hóa học trong lá Stevia chứa (% chất khô) 5,6% chất béo, 6,2% protein, 52,8% từ carbohydrate, 15% Stevioside và khoảng 42% chất hòa tan trong nước.


CÔNG DỤNG CỦA CỎ NGỌT


 - Cỏ ngọt không tạo năng lượng nên rất thích hợp để làm giảm cân có thể nói đây là một tin tốt lành cho những người mắc bệnh béo phì.

hạt giống cỏ ngọt 

Cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia rebaudiana, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae

-  Ngoài ra chất ngọt chiết xuất từ cỏ ngọt còn không gây sâu răng, bảo vệ vệ sinh răng miệng, và cũng giúp vào việc làm lành các vết thương ngoài da; bổ tim, lợi tiểu, làm giảm áp huyết, và đặc biệt nhất là đối với những người bị bệnh tiểu đường, cỏ ngọt trợ giúp tụy tạng trong việc tiết chất insulin.

- Tác dụng của cỏ ngọt theo Đông Y: Hạ huyết áp, tiêu khát, Tiểu đường, chảy máu răng, tiểu tiện không thông.

- Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Chất Steviol trong cỏ đường ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không bị phân hủy, lên men và hầu như chứa rất ít năng lượng. Vì vậy có thể ứng dụng thảo dược này để tạo vị ngọt tự nhiên trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp và người đang trong chế độ ăn kiêng.

- Nghiên cứu độc tính của hoạt chất Etanolic trong dược liệu cho thấy cỏ ngọt không ảnh hưởng đến huyết học, triệu chứng lâm sàng, mô bệnh học và hành vi của chuột thực nghiệm.

- Cỏ ngọt thường được sử dụng như một loại trà. Ngoài ra có thể thêm cỏ ngọt vào món ăn để tạo vị ngọt tự nhiên mà không gây béo phì hay ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. Loài Stevia rebaudiana để làm chất tạo ngọt và thuốc.

 


KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG CỎ NGỌT


 1. Chuẩn bị gieo hạt giống cỏ ngọt

- Ở Việt Nam Cỏ ngọt thu hoạch quanh năm nhưng cho thu hoạch cao nhất vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11. Do đó thời kỳ trồng thích hợp nhất là khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9.

-Chọn đất màu mỡ, dễ hút và thoát nước, kín gió tưới tiêu thuận lợi.

-Làm đất trước khi gieo 20 ngày, phải trộn đều đất và phân chuồng ủ hoai và lên luống. Luống rộng 1m, cao 30cm.

-Làm sạch cỏ dại, khử trùng đất. Lên luống cao, điều kiện thoát nước tốt, đất cần có độ tơi xốp.

- Ngâm hạt giống cỏ ngọt ở nước ấm, từ 50 - 60 độ khoảng 1 - 1,5 giờ, để ráo rồi trộnhạt giống cỏ ngọt với cát khô gieo cho đều.

 

hạt giống cỏ ngọt 

Cỏ ngọt không tạo năng lượng nên rất thích hợp để làm giảm cân có thể nói đây là một tin tốt lành cho những người mắc bệnh béo phì

2. Quá trình gieo trồng hạt giống cỏ ngọt

-Tiến hành gieo hạt giống cỏ ngọt đã ngâm xuống đất.

- Cây trồng với mục đích thu thương phẩm trồng ở mật độ 170.000 cây/ha với khoảng cách trồng là 20x20cm. Đất có độ phì trung bình mật độ hợp lý là 30x15cm.

- Đất có độ phì cao nên sử dụng với mật độ và khoảng cách (30x20cm), (40x15cm), (25x25cm) và mật độ 20 cây/m2. Tùy theo các loại hàng dọc, ngang, nanh sấu.

- Sau khi gieo hạt giống cỏ ngọt để 1 tấm vải màn thưa lên mặt luống rồi tưới cho đủ ẩm. Lượng hạt giống cỏ ngọt gieo là 0,5 g/m2. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình hạt giống cỏ ngọt nảy mầm là 20 - 25 độ.

3. Chăm sóc hạt giống cỏ ngọt

- Sau gieo 8 - 10 ngày, hạt giống cỏ ngọt bắt đầu nảy mầm. Lúc này cần bỏ rơm, nilon, giữ ẩm làm giàn cho cây con tránh nắng, mưa. Thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, khi cây con có 4 - 5 lá có thể đem trồng, tốt nhất là khi cây 6 - 7 lá.

- Ngay sau khi thu hoạch cần phun thuốc trừ nấm ngay vì nếu không nấm sẽ tấn công vào cây qua những vết cắt mà khi thu hoạch ta để lại, vì vậy phun thuốc nấm sẽ giúp tăng khả năng đề kháng của cây được tăng cường cây khỏe mạnh không bị chết.

- Sau khi thu hoạch cần làm cỏ tưới nước, sau làm cỏ bón phân với lượng như phân bón thúc đầu tiên và bón sau khi thu hoạch 3 - 5 ngày. Khi bón phân ta có thể hòa vào nước tưới hoặc rắc đều lên mặt luống rồi tưới nước ẩm cho đất.

- Thu hạt giống: Ruộng trồng để lấy giống phải chọn nơi thoáng, nhưng tránh gió. Nếu có điều kiện nên trồng ở nhà lưới. Cây mẹ trồng làm giống phải được chăm sóc tốt, khỏe mạnh. Khi cây nở hoa nên thả côn trùng để đảm bảo thụ phấn được diễn ra toàn diện.

- Hạt chọn từ càng dưới trở lên, ở miền Bắc thường thu vào tháng 11, 12. Dùng bao hứng dưới rồi rung cho hạt chín già rụng vào bao, có thể cắt cả cây hoặc cả cành có quả hạt chín mang về đập lấy hạt.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT HẠT GIỐNG CỎ NGỌT

Mã sản Phẩm

Hạt giống cỏ ngọt

Loại hoa/cây

Hạt giống cỏ ngọt .Hạt giống rau củ quả

Tên tiếng anh

Stevia

Màu sắc

Xanh

Số hạt/gói

5 hạt

Phủ hạt khi gieo

Không.

Thời gian nảy mầm

15 - 20 ngày

Tỉ lệ nảy mầm

> 80%

Tác dụng

Là giống rau gia vị phổ biến của Nam Mỹ có hương vị rất ngọt hơn 30 lần hơn đường; tinh chất Stevia ngọt hơn đường 200 - 300 lần, thay thế hoàn toàn cho đường mà không chứa nhiều năng lượng (làm béo) nên rất an toàn cho ngời bị tiểu đường. Dùng khô hay tươi để cho vào thức ăn hay đồ uống.

Xuất xứ

Việt Nam

Khí hậu trồng

Xứ lạnh .Xứ nóng

Thời điểm gieo trồng

Quanh năm

Thời gian thu hoạch

100-120 ngày

Chiều cao cây

45-75 cm

Loại cây

Lâu năm

 

 

BACK TO TOP