HẠT GIỐNG RAU MÁ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HẠT GIỐNG RAU MÁ
- Cây rau má, có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban, tên tiếng Anh Gotu Kola, thường có được gọi là Tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo, thuộc loài thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất. Rễ rau má mọc từ các mấu của thân. Lá rau má có cuống dài, phiến hình thận hoặc gân tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ không cuống màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt, có sống hơi rõ. Hoa rau má trắng trong khi quả lại có màu nâu đen.
- Rau má có nguồn gốc từ đất nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Có 40 loài trong chi rau má. Loại rau này có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo.
- Là loài liên nhiệt đới, rau má mọc hoang khắp nơi, chỗ ẩm mát. Rau má cho thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.
CÔNG DỤNG CỦA RAU MÁ
- Trong cây rau má có alcaloid là hydrocotulin và các glycosid asiaticosid và centellosid, có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm các vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticosid còn có tác dụng kháng khuẩn (Do làm tan màng sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương mau chóng lên da non.
- Trong Đông Y, người ta thường ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Rau má như: Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu; Khí hư bạch đới; Thống kinh, Đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải; Viêm hạnh nhân; Viêm tấy, mẩn ngứa; Thuốc lợi sữa; Chữa cảm nắng, say nắng:
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như sterol, saponin, beta carotene, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.
- Rau má là một loại thảo dược thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic. Các bộ phận trên mặt đất của cây được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn), voi, lao, bệnh sán máng, bệnh zona, bệnh phong, tả, lỵ, bệnh giang mai.
- Rau má cũng được sử dụng điều trị triệu chứng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ. Thảo dược này còn được dùng chữa lành vết thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông (tĩnh mạch suy) bao gồm giãn tĩnh mạch và máu đông ở chân.
Hạt giống rau má, có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban, tên tiếng Anh Gotu Kola, thường có được gọi là Tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo,
MÓN ĂN NGON TỪ RAU MÁ
- Gỏi rau má thịt bò
- Canh rau má
- Nước rau má đậu xanh
- Rau má trộn thịt bò xào
- Chân gà hấp rau má
- Canh rau má nấu hến
- Canh rau má nấu thịt
- Canh rau má nấu thịt
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG RAU MÁ
1.Chuẩn bị gieo hạt giống rau má
- Rau má có hai loại, loại phổ thông có lá hình tròn lớn, lá mỏng, vành lá có răng cưa và gai nhỏ, và một loại giống rau má mỡ có lá lớn, thân dày.
- Rau má khá nhạy cảm với thời tiết, nếu gặp trời khô nắng, mưa nhiều hay sương mù thì sẽ khiến năng suất rau giảm đáng kể. Có thể trồng rau má quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất để trồng rau má là vào cuối mùa mưa.
- Hạt giông Rau má là loại cây ưa sáng vì vậy nếu trồng tại nhà thì nên chọn những nơi có nhiều ánh nắng để giúp rau má phát triển tốt.
- Cây rau má thân bò sát mặt đất vì vậy rất dễ trồng, có thể trồng trực tiếp ở ruộng với diện tích lớn, hoặc trồng tại nhà trong các thùng xốp, xô chậu.
- Cây rau má có khả năng mọc trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên rau má sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng hơn nếu trồng ở các loại đất tơi xốp và loại đất phèn thịt pha cát.
- Tiến hành làm đất cày xới cho đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ rác.
- Dùng vôi rải lên mặt ruộng, tưới ẩm và phơi đất để diệt mầm bệnh.
- Trước khi gieo hạt giống 10 ngày thì cần phải bón lót các loại phân chuồng ủ mục, tro trấu hoặc các loại phân hữu cơ gồm đạm, lân và kali để tăng độ dinh dưỡng cho đất.
Hạt giống rau má nảy mầm tốt nên có thể bỏ qua bước ngâm hạt và chỉ cần dùng hạt giống gieo trực tiếp vào đất.
2.Quá trình gieo trồng hạt giống rau má
- Hạt giống rau má nảy mầm tốt nên có thể bỏ qua bước ngâm hạt và chỉ cần dùng hạt giống gieo trực tiếp vào đất.
- Tưới nước tạo độ ẩm cho đất.
- Rạch từng hàng thẳng để gieo hạt cho thẳng hàng hoặc rắc đều hạt giống xuống đất với mật độ không quá dày.
3.Chăm sóc hạt giống rau má
- Lấp một lớp đất mỏng trộn với tro trấu hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lên hạt.
- Có thể rải Basudin hạt phòng trừ kiến, dế, sâu đất ăn hạt.
- Tưới nước phun sương lên mặt đất vừa gieo để giữ ẩm.
- Trong 3 - 5 ngày đầu gieo hạt nên phủ rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm và tránh nắng cho hạt nảy mầm nhanh, sau đó dở tấm đậy ra để hạt nảy mầm đón ánh sáng.
- Sau 1 tuần thì những hạt rau má sẽ nảy mầm lên mặt đất. Nên bón phân cho rau má bằng phân chuồng đã qua ủ hoại hoặc các loại phân vi sinh.
-Hạt giống Rau má thường dễ chăm sóc và ít sâu bệnh, tuy nhiên nếu trồng với diện rộng thì cần phải chú ý đến một số sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất ruộng rau má như các loại sâu ăn tạp, sâu gặm lá, sâu đỏ,...
THÔNG TIN SẢN PHẨM HẠT GIỐNG RAU MÁ
- Mã sản Phẩm : Hạt giống rau má lá nhỏ
- Loại hoa/cây :Hạt giống rau má lá nhỏ ,Hạt giống rau
- Tên tiếng anh : Centella asiatica
- Màu sắc: Xanh
- Số hạt/gói: 1 gram
- Phủ hạt khi gieo : Phủ lớp chất trồng mỏng lên hạt giống .Hạt cách hạt 2-3cm
- Thời gian nảy mầm: 10-12 ngày
- Tỉ lệ nảy mầm : >85%
- Tác dụng: Làm rau sống để khai vị .Luộc ,nấu canh hoặc nước ép để giải khát vào mùa hè.
- Xuất xứ : Việt Nam
- Khí hậu trồng : Xứ lạnh ,xứ nóng
- Thời điểm gieo trồng: Quanh năm
- Thời gian thu hoạch: 45-50 ngày sau khi gieo .Có thể thu hoạch được 8-10 đợt
- Chiều cao cây: 2-5 cm.Đường kính lá 1-2cm
- Loại cây : Hằng năm
#hatgiongraumalanho