Tiết kiệm 33%

HẠT GIỐNG BÔNG HOA ĐIÊN ĐIỂN - 1 GRAM

20.000 ₫ 30.000 ₫
4.38 100
Hạt Giống Hoa Điên Điển F1 - 85-90 ngày sau khi gieo .Trổ hoa vào tháng 8 đến tháng 10 âm lịch. Hoa điên điển được xem là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Là loài cây hoang dã nên hoa điên điển rất dễ thích nghi với môi trường, đồng thời hoa cũng có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và cỏ dại.
  • Hotline: 0988 716 472
  • Ship hàng toàn quốc
  • Thanh toán khi nhận hàng

HẠT GIỐNG ĐIÊN ĐIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG ĐIÊN ĐIỂN


- Hạt giống Cây điên điển (tên khoa học: Sesbania sesban, họ Đậu: Fabaceae) hay còn gọi là cây điền thanh, điền thanh thân tía… là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Bông điên điển được xem là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà.

- Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.

- Là loại cây mọc hoang đặc trưng của Nam Bộ. Điên điển là loại cây thân thảo, thân xốp, nhẹ, có khả năng vươn lên theo con nước, mọc hoang ở ven các bờ ruộng, bờ kênh nước ngọt. Cây có thể cao đến 5 m với các lá kép lông chim, hoa vàng và quả tròn dài, có các vách ngăn chứa hạt bên trong. Bông điên điển mọc thành chùm, màu vàng nõn nà, hao hao hoa so đũa nhưng nhỏ hơn nhiều lần, mùi hăng hăng.

- Đây là loài cây đặc trưng của miền Tây, chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi, lại mỏng manh, chóng tàn, khó mang đi xa, vì vậy nhiều người chưa hề thấy cây điên điển bao giờ.

- Có thể dễ dàng tìm thấy cây điên điển mọc thành bụi bên bờ ao, bờ song hay trên ruộng lúa… Vào mùa nước nổi, cây điên điển phát triển mạnh và những vàm bông điên điển nở vàng khắp các cánh đồng, rất đẹp.


CÔNG DỤNG CỦA ĐIÊN ĐIỂN


- Bông điên điển là món dân dã, có thể ăn sống, luộc, nấu canh chua, đổ bánh xèo, xào tép, trộn gỏi... mà món nào cũng ngon. Bông điên điển đem về, chỉ mất công tuốt nhẹ để tách rời từng bông đem rửa sạch là đã có món rau sống ăn kèm với cá kho, mắm kho… Nhưng món ăn phổ biến, dễ ăn nhất là canh chua bông điên điển với cá linh.

- Bông điên điển được ăn cùng cá kho, làm gỏi ăn sống, nấu canh, nhúng lẩu, làm dưa hoặc xào cùng các nguyên liệu khác…

- Bông điên điển: Bông điên điển chủ yếu được dùng trong ẩm thực và làm thành trà để uống với tác dụng làm se và chống o xi hóa.

- Lá điên điển: Nước cốt từ lá điên điển có tính tẩy nên được dùng để uống giúp xổ giun. Bên cạnh đó, nước cốt lá điên điển còn được dùng ngoài da với công dụng giảm đau, chống viêm, làm dịu da viêm nhiễm, mụn nhọt và áp xe.

- Hạt giống điên điển: Hạt điên điển được dùng trong trường hợp da bị ngứa ngáy, viêm tấy bằng cách giã nát rồi trộn với bột gạo và đắp lên. Bên cạnh đó, nước sắc từ hạt điên điển còn được biết đến với tác dụng điều kinh, giảm tiêu chảy và làm săn da.

- Nhựa điên điển: Nhựa điên điển có màu trắng, được biết đến với khả năng điều trị giời leo rất tài tình. Theo kinh nghiệm dân gian, lấy nhựa từ đọt điên điển non tra vào vết giời leo và để khô tự nhiên, khi thấy khô thì tra tiếp nhựa khác lên, chỉ vài lần như thế là khỏi (nên hái vào buổi sáng sớm để được nhiều nhựa).

- Rễ điên điển: Rễ cây điên điển được dùng trong trường hợp bị mụn nhọt, áp xe hoặc bọ cạp cắn bằng cách rửa sạch, giã nát và đắp lên.

- Theo Tạp chí Khoa học y sinh và dược phẩm châu Á (Asian journal of biomedical and pharmaceutical sciences), kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chiết xuất từ vỏ cây điên điển làm giảm phù chân do viêm khớp, chiết xuất từ lá giúp hạ đường huyết và chiết xuất từ hạt điên điển kiềm chế sinh sản quá mức ở chuột.

- Bên cạnh đó, theo Tạp chí công nghệ y sinh Avicenna (Avicenna journal of medical biotechnology), kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá cây điên điển còn có tác dụng chống tiểu đường đáng kể thông qua cơ chế làm tăng insulin.

Lưu ý

- Lá cây điên điển được biết đến với công dụng ngừa thai và hạt điên điển cũng cho thấy hoạt tính diệt tinh trùng. Vì vậy, cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi uống.

- Hạt giống điên điển tươi có độc. Vì vậy, muốn sử dụng hạt, cần ngâm hạt trong thời gian ba ngày rồi nấu chín.

HẠT GIỐNG BÔNG HOA ĐIÊN ĐIỂN - 1 GRAM

Hạt giống Cây điên điển (tên khoa học: Sesbania sesban, họ Đậu: Fabaceae) hay còn gọi là cây điền thanh, điền thanh thân tía… là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)


   KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG ĐIÊN ĐIỂN

1.Chuẩn bị gieo hạt giống điên điển

- Là loài cây hoang dã nên dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.Nếu đất đã đủ mùn hoặc mùa sau cần làm sớm, thì sau khi gieo khoảng một tháng rưỡi (45 ngày) là cày dập.

- Nếu đất cần tăng mùn bón 1 ha khoảng 500 kg vôi bột giữ nước ngâm nửa tháng chờ cho cây phân hủy rồi mới trục lại để gieo trồng cây khác.

- Hạt giống điển điển sau khi thu hoạch phải có thời gian nghỉ tối thiểu là 1 tháng mới có tỷ lệ nảy mầm cao. Hạt ngâm bằng nước 2 sôi 3 lạnh 20 giờ rồi đem sạ luôn.

- Để giúp cây thu đạm từ khí trời tốt hơn, ta dùng rễ cây tươi đập ra bỏ vào nước ngâm hạt để cấy chủng loại vi khuẩn nốt sần cố định đạm rhizobium.

- Nếu đất đã đủ mùn hoặc mùa sau cần làm sớm, thì sau sạ tháng rưỡi là cày dập.

2.Quá trình gieo trồng hạt giống điên điển

- Sau khi sạ xong, rút khô nước ruộng (những chỗ trũng nước rút chậm cây sẽ từ từ lên, khi khô đất).

- Nửa tháng sau khi trồng, ta bón khoảng 20kg urê/ha. Từ đó tới sau không cần bón gì cây vẫn tốt.

3.Chăm sóc hạt giống điên điển

- Nhờ việc cố định đạm khí trời của vi khuẩn cố định đạm rhizobium sống cộng sinh trong nốt sần ở rễ cây (nếu bón nhiều đạm hóa học, thì lượng đạm khí trời sẽ thu được ít hơn).


THÔNG TIN SẢN PHẨM HẠT GIỐNG HOA ĐIÊN ĐIỂN


- Mã sản Phẩm : Hạt giống cây bông hoa điên điển
- Loại hoa/cây :Hạt giống cây bông hoa điên điển .Hạt giống rau củ quả
- Tên tiếng anh : Sesbania sesban
- Màu sắc: Vàng cam
- Số hạt/gói :1gram
- Phủ hạt khi gieo : Có.Phủ lớp chất trồng mỏng
- Thời gian nảy mầm: Ngâm hạt trong nước ấm 3 tiếng.Dùng 1 chiếc khăn sạch ẩm ủ hạt đến khi hạt nứt nanh rồi đem gieo
- Tỉ lệ nảy mầm : >90 %
- Tác dụng : Lá điên điển làm gỏi ,luộc ,nấu canh.Hạt làm giá ăn như giá đậu.Hoa để chế biến món ăn
- Xuất xứ :Việt Nam
- Khí hậu trồng :Xứ Nóng
- Thời điểm gieo trồng : Quanh năm
- Thời gian thu hoạch : 85-90 ngày sau khi gieo .Trổ hoa vào tháng 8 đến tháng 10 âm lịch
- Chiều cao cây :4-5 m .Tán rộng 1-3 mét
- Loại cây :Lâu năm

#hạtgiốngcâybônghoađiênđiển #hatgiongcaybonghoadiendien

 

BACK TO TOP