GÓI 20 GRAM | 25,000 |
GÓI 50 GRAM | 30,000 |
GÓI 100 GRAM | 35,000 |
HẠT GIỐNG MẦM BÔNG CẢI XANH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HẠT GIỐNG MẦM BÔNG CẢI XANH
- Hầu hết chúng ta đều biết đến giá trị chống ung thư của loài bông cải. Không những thế, rau mầm bông cải xanh có tác dụng chống ung thư cao gấp 50 lần so với bông cải.
- Việc sử dụng khi còn ở dạng mầm càng tăng cường thêm những giá trị tuyệt vời của chúng đối với sức khỏe con người. Vì những mầm cây này gần như không bị nhiễm độc vì không phải trải qua quá trình sinh trưởng mà ở đó thường có sự tác động của nguồn nước thải từ các cơ sở chăn nuôi, phân bón cũng như quá trình thu hoạch không đảm bảo yêu cầu vệ sinh.
- Hạt giống Mầm bông cải xanh có tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa hội chứng oxy hóa cao hơn rất nhiều lần so với bông cải đã trưởng thành.
- Giải pháp an toàn cho những bữa cơm gia đình hiện này là tìm đến các cửa hàng có uy tín để có được cho mình những hạt giống đã qua xử lí sinh học. Việc gieo trồng cũng không có gì quá khó: thông tin về hạt giống, phương pháp gieo trồng có đầy đủ trên mạng để hoàn toàn có thể tự tạo ra cho mình những khay rau sạch sẽ, chất lượng nhất.
Hạt giống Mầm bông cải xanh có tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa hội chứng oxy hóa cao hơn rất nhiều lần so với bông cải đã trưởng thành.
CÔNG DỤNG CỦA HẠT GIỐNG MẦM BÔNG CẢI XANH
- Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sulforaphane trong mầm bông cải xanh có tác dụng chống ung thư mạnh, ngừa viêm và nhiều lợi ích về sức khỏe khác.
- Khi đi vào cơ thể, sulforaphane có tác động giải độc enzyme II, giúp bảo vệ tế bào chống lại thiệt hại do các chất gây ung thư, gốc tự do cũng như phân tử tích điện cao có thể gây tổn hại DNA, màng tế bào.
- Khi ăn uống, cơ thể dễ dàng hấp thu những loại chất béo chuyển hóa, chất béo hydro hóa một phần cùng nhiều loại chất có hại trong thực phẩm chế biến. Những yếu tố này tác động tạo nên gốc tự do có khả năng làm tổn hại niêm mạc động mạch, màng tế bào và chức năng hoạt động bình thường của DNA trong tế bào.
- Trong khi đó, enzyme II là loại “vũ khí” mạnh mẽ nhất giúp cơ thể chống lại các thiệt hại do các chất béo chuyển hóa này gây ra. Các nhà khoa học cũng khẳng định chất sulforaphane tìm thấy nhiều trong các loại rau họ cải giúp hệ thống enzyme II hoạt động tốt hơn. Thậm chí, nó còn có thể giúp cơ thể tái tạo lượng enzym bị hao hụt. Chính nhờ cơ chế này, việc ăn rau họ cải góp phần chống lại hóa chất gây hại và độc tố trong cơ thể.
- Ngoài ra, sulforphane có khả năng ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào nhiều dạng ung thư khác nhau. Đặc biệt là ung thư vú, ruột kết, tuyến tụy, tiền liệt tuyến.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sulforaphane trong mầm bông cải xanh có tác dụng chống ung thư mạnh, ngừa viêm và nhiều lợi ích về sức khỏe khác.
- Bên cạnh đó, sulforaphane còn được chứng minh làm giảm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori là loại vi khuẩn gây nên chứng trào ngược dạ dày, loét dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
- Điều quan trọng là Talalay và các cộng sự khẳng định mầm cải xanh ba ngày tuổi là thời điểm chứa nhiều sulforaphane nhất. Theo tính toán, lượng sulforaphane ở thời điểm này cao hơn 10 đến 100 lần so với sulforaphane trong bông cải xanh và súp lơ tới thời điểm thu hoạch.
- Nhóm của Talalay cũng khẳng định chỉ cần ăn khoảng hai ounce (tương đương 5.6 gram) mầm cải xanh hàng ngày cũng có tác dụng chống ung thư đáng kể.
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG MẦM BÔNG CẢI XANH
1.Chuẩn bị gieo hạt giống mầm bông cải xanh:
- Giá thể: Người ta thường sử dụng xơ dừa để làm giá thể trồng rau mầm vì nó có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và nó nhẹ nên dễ vận chuyển, sử dụng. Có thể dùng giấy khăn ăn để lót hoặc phủ lên bề mặt.
- Khay: Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng tiện lợi và dễ sử dụng nhất là khay thông mình, có khả năng thoát nước tốt. Hoặc có thể tận dụng rổ rá có sẵn trong nhà để trồng hạt giống mầm bông cải xanh.
- Giấy lót: Dùng giấy mềm để lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để sau khi thu hoạch không bị dính giá thể vào rau. Có thể dùng giấy mềm hoặc giấy khăn ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Bìa carton: Bìa dùng để đậy lên bề mặt của khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.
- Bình tưới: Phải sử dụng bình tưới có vòi phun sương để tưới.
- Hạt giống mầm bông cải xanh rửa sạch ngâm nước ấm (45 – 50 độ C) trong thời gian 2 – 3 giờ đồng hồ. Có thể không cần ngâm nếu điều kiện nảy mầm cực tốt.
- Ngâm hạt giống mầm bông cải xanh để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Sau đó vớt hạt giống mầm bông cải xanh ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt giống mầm bông cải xanh là để dễ dàng khi gieo.
- Khay xốp cho giá thể vào dày khoảng 2 - 3 cm. Làm cho bề mặt bằng phẳng để tránh bị dồn hạt khi gieo. Sau đó phun nước cho ướt giá thể. Trải giấy thấm lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2.
- Mục đích của việc trải giấy thấm là để giá thể không bám vào cây gây bẩn khi thu hoạch.
2.Quá trình gieo trồng hạt giống mầm bông cải xanh:
- Rải hạt giống mầm bông cải xanh bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật độ gieo tùy thuộc vừa đủ dày để cây con có đủ diện tích mọc.
- Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.
3.Chăm sóc hạt giống mầm bông cải xanh:
- Sau 2 – 3 ngày hạt giống mầm bông cải xanh nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp.
- Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay.
- Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay.
- Chú ý: nếu rau chưa sử dụng liền thì không nên rửa mà cho vào bao để trong ngăn mát của tủ lạnh. Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 – 5 ngày.